Wednesday, December 25, 2024
Trang chủBiển nóngAi chịu trách nhiệm việc thất thoát hàng nghìn tỷ đồng?

Ai chịu trách nhiệm việc thất thoát hàng nghìn tỷ đồng?

GS.Nguyễn Mại: “Cơ chế giám sát dù bàn đi bàn lại, luật đã có, đã sửa đổi nhưng ai giám sát đầu tư công, cơ quan nào giám sát và chịu trách nhiệm thì chưa rõ”.

Bộ Chính trị ra Nghị quyết về nợ công là tiền đề quan trọng để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. ảnh minh họa: TTXVN.

Căn bệnh kinh niên

Trao đổi với chúng tôi, GS.Nguyễn Mại – nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, nợ công lớn do quy mô thu ngân sách so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) giảm nhanh, trong khi nguồn thu thiếu bền vững. 

Cùng với đó nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng dẫn đến vượt khả năng cân đối nguồn lực.

Đặc biệt cơ cấu chi ngân sách chưa hợp lý, tỉ trọng chi thường xuyên tăng cao, chi đầu tư phát triển giảm. 

Đáng nói hơn việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả.

Trong những vấn đề nêu trên, GS.Nguyễn Mại đặc biệt lưu ý đến những yếu kém trong quản lý đầu tư công.

GS.Nguyễn Mại nhấn mạnh: “Đầu tư công không hiệu quả là ‘căn bệnh’ kinh niên xuất hiện từ lâu, điều đáng buồn dù ‘bệnh’ ngày càng trầm trọng, gây thiệt hại lớn nhưng chưa có giải pháp”.

Lấy dẫn chứng, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, bài học Vinashin, Vinalines làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, nếu so với thời kỳ 2007 thì số tiền đó chiếm đến 15% GDP cả nước.

Tuy nhiên, sau đó giải pháp đưa ra không có kết quả, cho nên sử dụng ngân sách tiếp tục gây ra thiệt hại nghiêm trọng ở những dự án khác.

“Con số 5 dự án gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng được đưa ra Quốc hội vừa qua là minh chứng rõ nhất. Nhưng con số đó chỉ là những dự án lớn được phát hiện, còn bao nhiêu dự án khác gây thất thoát chưa được làm rõ”, GS. Nguyễn Mại đặt ra câu hỏi rất đáng suy ngẫm.

GS.Nguyễn Mại cho biết, chuyện đầu tư công lãng phí không phải mới nhưng câu chuyện đáng bàn là nói nhiều, phân tích nhiều và nhìn thấy rõ lỗ hổng nhưng chưa giải quyết dứt điểm. 

“Nói tham nhũng, móc ngoặc thì đầu tư công là cái thấy rõ nhất, cán bộ lãnh đạo địa phương sau nhiệm kỳ được tín nhiệm chuyển lên Trung ương.

Đến khi về thăm địa phương đi đến đâu cũng được tiếp đón, sau tiếp đón địa phương tìm mọi cách xin dự án đầu tư mà không quan tâm đến quy hoạch”, GS.Nguyễn Mại nêu thực tế.

GS.Nguyễn Mại khẳng định: “Đầu tư công nếu quản lý kém gây lãng phí, kém hiệu quả như hiện nay thì nợ công còn tăng, nợ công tăng có nghĩa ảnh hưởng đầu tư sau này, ảnh hưởng đến mọi vấn đề quốc kế dân sinh”.

Nguyên nhân dẫn đến yếu kém

GS.Nguyễn Mại cho rằng, dự án đầu tư công thua lỗ cứ lặp đi lặp lại do ba nguyên nhân chính:

Thứ nhất việc phê duyệt quyết định đầu tư thiếu nghiên cứu, tính toán về hiệu quả, tác động đến kinh tế xã hội. 

GS.Nguyễn Mại đánh giá, có những dự án ban đầu dự kiến một con số đến khi triển khai thực tế thì đội thêm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Bỏ dự án thì không được vì đã triển khai rồi, mà làm tiếp thì nghĩa là phải vay nhiều hơn.

Rõ ràng vấn đề nghiên cứu, tính toán hiệu quả của dự án so với chi phí bỏ ra, cộng với tác động của nó đối với xã hội chưa được thực hiện một cách khoa học, nếu không muốn nói là có phần lỏng lẻo.

Thứ hai, cơ chế giám sát đầu tư công không chặt chẽ.

GS.Nguyễn Mại chỉ rõ, cơ chế giám sát dù bàn đi bàn lại, luật đã có, đã sửa đổi nhưng ai giám sát đầu tư công, cơ quan nào giám sát và trách nhiệm việc giám sát thì chưa rõ.

“Những dự án như Đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông với vốn vay ODA từ Trung Quốc tới giờ đã đẩy mức đầu tư tăng lên gấp đôi nhưng không ai chịu trách nhiệm.

Tương tự, dự án đầu tư đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng bằng hình thức BOT, từ hơn 24 nghìn tỷ lên hơn 45 nghìn tỷ tương đương suất đầu tư 10 -11 triệu USD/Km đường. 

Những dự án đó đội vốn do đâu? Thông thường nhà đầu tư lý giải cho do chi phí giải phóng mặt bằng, nhưng giải phóng mặt bằng chiếm bao nhiêu? Có xảy ra thất thoát không?

Và ai chịu trách nhiệm thì vẫn chưa rõ. Sự không rõ ràng đó là do thiếu giám sát”, GS.Mại nêu thực trạng.

Thứ ba không quy được trách nhiệm cá nhân, dẫn đến không ai chịu trách nhiệm.

GS.Mại nói: “Ví dụ ai chịu trách nhiệm chính trong lãng phí tuyến đường sắt Hà Nội – Hà Đông? Bộ Giao thông vận tải không chịu trách nhiệm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không chịu trách nhiệm, vậy thì cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Hay vừa rồi phát hiện bao nhiêu kilômét trên Quốc lộ 1 vừa xây dựng xong đã phải sửa cũng không ai chịu trách nhiệm. Không quy được trách nhiệm cá nhân, không xử lý dẫn đến quản lý tiếp tục lỏng lẻo”.

GS.Nguyễn Mại khẳng định, cả ba nguyên nhân: quyết định đầu tư, cơ chế giám sát, quy trách nhiệm cá nhân không rõ ràng nếu không được chấn chỉnh thì đầu tư công sẽ tiếp tục xảy ra thua lỗ, lãng phí.

Nghị quyết chỉ rõ đường lối

Trong bối cảnh đầu tư công có nhiều lỗ hổng trong quản lý và thực hiện, theo GS.Nguyễn Mại Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững được đưa ra rất kịp thời và đúng đắn. 

Nghị quyết sẽ là “kim chỉ nam” khi nêu lên những việc cần và phải làm ngay.

“Nghị quyết Bộ Chính trị đã chỉ ra đường lối rõ ràng vấn đề còn lại việc thực hiện của Chính phủ mà trực tiếp là các Bộ, Ngành, địa phương”, GS.Nguyễn Mại cho biết.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ sự đồng tình khi trong Nghị quyết Bộ Chính trị nhấn mạnh phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu quả quản lý về tài chính – ngân sách nhà nước…

Từ quyết liệt trên của Để Nghị quyết đi vào thực hiện GS.Nguyễn Mại cho rằng cần sự quyết tâm của Chính phủ trong việc chỉ đạo các Bộ, Ngành.

“Không phải Đảng làm, Quốc hội làm mà là Chính phủ, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng phải chỉ đạo đôn đốc các Bộ, Ngành thực hiện. Với quyết tâm của Thủ tướng chắc chắn Nghị quyết sẽ triển khai mạnh mẽ”, GS.Mại nói.

Đưa ra đề xuất trong quản lý đầu tư công, GS.Nguyễn Mại cho biết: “Chính phủ cần quy định công bố số dự án đầu tư công vào tháng 10 hàng năm, đánh giá dự án đầu tư công sau 5 năm. 

Khi công bố sẽ công khai: Dự toán đầu tư, đầu tư ở địa phương nào, và có đánh giá hàng năm. Qua đó theo dõi, giám sát được tiến độ, hiệu quả của dự án từ và có biện pháp điều chỉnh kịp thời”.

Rõ ràng vấn đề nghiên cứu, tính toán hiệu quả của dự án so với chi phí bỏ ra, cộng với tác động của nó đối với xã hội chưa được thực hiện một cách khoa học, nếu không muốn nói là có phần lỏng lẻo.

Thứ hai, cơ chế giám sát đầu tư công không chặt chẽ.

GS.Nguyễn Mại chỉ rõ, cơ chế giám sát dù bàn đi bàn lại, luật đã có, đã sửa đổi nhưng ai giám sát đầu tư công, cơ quan nào giám sát và trách nhiệm việc giám sát thì chưa rõ.

“Những dự án như Đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông với vốn vay ODA từ Trung Quốc tới giờ đã đẩy mức đầu tư tăng lên gấp đôi nhưng không ai chịu trách nhiệm.

Tương tự, dự án đầu tư đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng bằng hình thức BOT, từ hơn 24 nghìn tỷ lên hơn 45 nghìn tỷ tương đương suất đầu tư 10 -11 triệu USD/Km đường. 

Những dự án đó đội vốn do đâu? Thông thường nhà đầu tư lý giải cho do chi phí giải phóng mặt bằng, nhưng giải phóng mặt bằng chiếm bao nhiêu? Có xảy ra thất thoát không?

Và ai chịu trách nhiệm thì vẫn chưa rõ. Sự không rõ ràng đó là do thiếu giám sát”, GS.Mại nêu thực trạng.

Thứ ba không quy được trách nhiệm cá nhân, dẫn đến không ai chịu trách nhiệm.

GS.Mại nói: “Ví dụ ai chịu trách nhiệm chính trong lãng phí tuyến đường sắt Hà Nội – Hà Đông? Bộ Giao thông vận tải không chịu trách nhiệm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không chịu trách nhiệm, vậy thì cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Hay vừa rồi phát hiện bao nhiêu kilômét trên Quốc lộ 1 vừa xây dựng xong đã phải sửa cũng không ai chịu trách nhiệm. Không quy được trách nhiệm cá nhân, không xử lý dẫn đến quản lý tiếp tục lỏng lẻo”.

GS.Nguyễn Mại khẳng định, cả ba nguyên nhân: quyết định đầu tư, cơ chế giám sát, quy trách nhiệm cá nhân không rõ ràng nếu không được chấn chỉnh thì đầu tư công sẽ tiếp tục xảy ra thua lỗ, lãng phí.

Nghị quyết chỉ rõ đường lối

Trong bối cảnh đầu tư công có nhiều lỗ hổng trong quản lý và thực hiện, theo GS.Nguyễn Mại Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững được đưa ra rất kịp thời và đúng đắn. 

Nghị quyết sẽ là “kim chỉ nam” khi nêu lên những việc cần và phải làm ngay.

“Nghị quyết Bộ Chính trị đã chỉ ra đường lối rõ ràng vấn đề còn lại việc thực hiện của Chính phủ mà trực tiếp là các Bộ, Ngành, địa phương”, GS.Nguyễn Mại cho biết.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ sự đồng tình khi trong Nghị quyết Bộ Chính trị nhấn mạnh phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu quả quản lý về tài chính – ngân sách nhà nước…

Từ quyết liệt trên của Để Nghị quyết đi vào thực hiện GS.Nguyễn Mại cho rằng cần sự quyết tâm của Chính phủ trong việc chỉ đạo các Bộ, Ngành.

“Không phải Đảng làm, Quốc hội làm mà là Chính phủ, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng phải chỉ đạo đôn đốc các Bộ, Ngành thực hiện. Với quyết tâm của Thủ tướng chắc chắn Nghị quyết sẽ triển khai mạnh mẽ”, GS.Mại nói.

Đưa ra đề xuất trong quản lý đầu tư công, GS.Nguyễn Mại cho biết: “Chính phủ cần quy định công bố số dự án đầu tư công vào tháng 10 hàng năm, đánh giá dự án đầu tư công sau 5 năm. 

Khi công bố sẽ công khai: Dự toán đầu tư, đầu tư ở địa phương nào, và có đánh giá hàng năm. Qua đó theo dõi, giám sát được tiến độ, hiệu quả của dự án từ và có biện pháp điều chỉnh kịp thời”.

RELATED ARTICLES

Tin mới