Saturday, April 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiEU "vỡ trận" từ bên trong trước Nga

EU “vỡ trận” từ bên trong trước Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin có vẻ như sắp giành thêm một thắng lợi trong cuộc đối đầu với phương Tây, khiến nội bộ EU tiếp tục “vỡ dần” từ bên trong.

Ứng cử viên tổng thống sáng giá nhất của Pháp – cựu Thủ tướng Francois Fillon đã quen biết Tổng thống Putin từ lâu và ông này tin rằng đối thoại chứ không phải đe dọa mới là “chìa khóa” trong quan hệ với Nhà lãnh đạo quyền lực của nước Nga.

Ông Fillon là chính trị gia theo đường lối bảo thủ và đang là ứng cử viên sáng giá nhất cho chiếc ghế tổng thống Pháp. Trong chiến dịch tranh cử, ông Fillon công khai ủng hộ phương pháp tiến cận hòa dịu với Nga và điều này được Moscow nhiệt liệt hoan nghênh.

“Vấn đề ở đây là: liệu chúng ta có cần phải tiếp tục khiêu khích người Nga, từ chối đối thoại với họ và đẩy họ đến việc ngày càng trở nên bạo lực, hiếu chiến và ít khuynh hướng Châu Âu hơn không?”, ông Fillon từng phát biểu như vậy hồi tháng 10.

Ứng cử viên tổng thống Pháp tin rằng, Mỹ và Châu Âu đã khiêu khích chính quyền của Tổng thống Putin bằng cách mở rộng ảnh hưởng chính trị và quân sự ở Châu Âu. Ông này cũng làm giảm nhẹ ý nghĩa của vấn đề Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và lên án chính sách trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sau vụ việc.

Về vấn đề Syria, ông Fillon không lên án chiến dịch đánh bom của Nga ở Aleppo và xem Nga là đối tác trong mục tiêu diệt trừ khủng bố Hồi giáo.

Trong khi đó, đối thủ của ông Fillon – ứng cử viên Juppe lại ủng hộ chính sách hiện nay của Pháp, cho rằng cần tiếp tục trừng phạt Nga, buộc ông Assad từ chức và lên án các hành động của Nga ở Syria.

Ngày hôm qua (23/11), Tổng thống Putin đã ca ngợi cựu Thủ tướng Fillon là một “vị giáo sư tuyệt vời” và là “một người rất nguyên tắc”. “Ông Fillon trong mắt tôi rất khác với các chính khách trong thế giới ngày nay”, ông chủ điện Kremlin nhận xét như vậy.

Nga có nhiều bạn bè hơn?

Sau chiến thắng gây kinh ngạc của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ mới đây, một chiến thắng dành cho ông Fillon trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Pháp hồi cuối tuần vừa rồi và triển vọng chiến thắng của ông này trong cuộc bầu cử tổng thống và đầu năm tới sẽ là một sự thay đổi lớn trong giới lãnh đạo phương Tây. Theo đó, ông Putin sẽ có thêm nhiều người ủng hộ mình ở thế giới phương Tây.

Chính vì thế, không có gì là lạ khi ông Fillon được báo chí Nga ca ngợi là “một người bạn của Moscow” khi ông giành chiến thắng trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử sơ bộ trong Đảng Cộng hòa diễn ra hồi cuối tuần vừa rồi. Cựu Thủ tướng Pháp nhận được 44% phiếu bầu.

“Họ thực sự duy trì mối quan hệ rất tốt”, phát ngôn viên của Tổng thống Putin – ông Dmitry Peskov cho các phóng viên biết khi được hỏi về mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Putin và Fillon. Họ đều từng là Thủ tướng trong giai đoạn từ năm 2008-2012.

Kể từ sau khi rời khỏi cương vị Thủ tướng Pháp, chính trị gia bảo thủ 62 tuổi đã ít nhất 3 lần đến Nga để tham dự các cuộc hội thảo và thường gặp Tổng thống Putin.

Quan hệ nồng ấm giữa ứng cử viên Fillon và Tổng thống Putin đối ngược lại hoàn toàn với chính sách mà phương Tây đang áp dụng với Nga trong thời gian gần đây khi quan hệ song phương đang rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ giữa Nga với phương Tây bắt đầu “lao dốc không phanh” kể từ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) cùng với các đồng minh liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột ở miền đông nam Ukraine.

Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên, phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga. Đáp lại, Moscow cũng đáp trả bằng cách áp dụng một gói biện pháp trừng phạt nhằm vào tất cả các nước đang tham gia chiến dịch trừng phạt Nga. Kết quả là cả hai bên đều bị tổn thất từ cuộc chiến trừng phạt nói trên.

Trong bối cảnh như vậy, nội bộ phương Tây bắt đầu bị phân hóa với một bên ủng hộ tiếp tục theo đuổi chính sách trừng phạt Nga và bên kia là một số nước muốn chấm dứt cuộc chiến trừng phạt với Nga, hàn gắn và khôi phục lại quan hệ với Nga. Sự phân hóa này đang có nguy cơ sâu sắc hơn khi gần đây phương Tây có thêm một số nhà lãnh đạo mới có xu hướng hòa dịu với Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới