Wednesday, April 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao BBC nhận định Fidel chết nhưng di sản sống mãi?

Tại sao BBC nhận định Fidel chết nhưng di sản sống mãi?

Để đảm bảo sức khỏe người dân, dịch vụ y tế của Cuba hoàn toàn miễn phí, phổ quát, được ghi trong Hiến pháp như một quyền cơ bản của con người…

Đưa tin về sự ra đi của nhà lãnh đạo cách mạnh Cuba Fidel Castro, BBC ngày 26/11 đã viết : “Là một chiến lược gia tài năng, Fidel Castro và đội quân du kích đã lật đổ nhà lãnh đạo quân sự Fulgencio Batista vào năm 1959. Trong vòng hai năm nắm quyền, ông đã tuyên bố thực hiện cuộc cách mạng vô sản tại Cuba”.

Hãng tin của Anh nhấn mạnh, mặc dù liên tục đối mặt với mối đe dọa bởi ý đồ cuộc xâm lược của Mỹ cũng như lệnh cấm vận kinh tế của Washington kéo dài đối với hòn đảo này, Fidel Castro đã giữ vững thành quả của cuộc cách mạng vô sản ở một quốc gia chỉ cách bờ biển Florida của Mỹ 90 dặm.

Fidel ra đi nhưng di sản của ông sẽ còn sống mãi, BBC kết luận.

Thực ra nhận định của BBC không có gì khác so với quan điểm của nhiều người dân trên thế giới về Fidel Castro, ngay cả ở phía bên kia chiến tuyến. Tại sao vậy?

Giành chính quyền và quản lý đất nước theo nguyên lý quyền lực nhân dân

Những nhà chính trị học và xã hội học xây dựng nên các khái niệm của phạm trù quyền lực, đã rất khoa học và thực tế khi xác định quyền lực thuộc về nhân dân.

Cho dù quyền được xác lập bởi luật pháp, lực là sức mạnh của lòng dân, nhưng thực ra nền tảng của quyền lực đều là sức mạnh của nhân dân thông qua thực thể chính trị đại diện là nhà nước.

Nhà nước là cơ quan quyền lực của nhân dân. Ngay từ định chế đầu tiên được quyền phán xét người khác ra đời ở buổi ban đầu của nền văn minh nhân loại đến khi một hình thức nhà nước với đầy đủ chức năng quản lý và điều hành đất nước ra đời thì cũng đều xuất phát từ nhân dân và chỉ được nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực. Đó là nguyên lý quyền lực nhân dân.

Trong quá trình quản lý và điều hành đất nước, những lực lượng cầm quyền được sự uỷ thác quyền lực của nhân dân sẽ xây dựng những nguyên tắc, cơ chế thực thi quyền lực để thực hiện tốt nhất chức năng của nhà nước.

Khi xã hội biến đổi và phát triển thì nhà nước thay đổi và hoàn thiện, song quyền lực nhân dân là bất biến.

Do vậy, lực lượng cầm quyền trong quá trình xây dựng nguyên tắc, cơ chế cho nhà nước thể hiện sức mạnh nhân dân thì luôn phải tuân theo nguyên lý quyền lực nhân dân, mà thể hiện ra trong đời sống xã hội là mệnh đề : quyền lực nhân dân = lợi ích nhân dân. Nhân dân uỷ thác quyền lực cho nhà nước đổi lấy lợi ích từ nhà nước.

Như vậy, lợi ích của người dân được đáp ứng càng nhiều thì quyền lực nhà nước càng mạnh.

Và điều đó được thể hiện trong cương lĩnh chính trị của lực lượng cách mạng Cuba, trong chương trình hành động của nhà nước Cuba mà Fidel Castro đã xây dựng và hiện thực hoá trong quá trình điều hành đất nước, quản lý xã hội tại Cuba.

Lợi ích của người dân luôn được đo bằng sự thoả mãn các nấc thang trong thang nhu cầu con người, từ nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần đến nhu cầu thể hiện mình trong cộng đồng xã hội.

Như vậy, lợi ích nền tảng sẽ là việc thoả mãn những nhu cầu thiết yếu nhất cho cuộc sống hàng ngày như ăn ở, học hành, khám chữa bệnh…

Cách mạng Cuba, nhà nước Cuba đã đảm bảo cho lợi ích nhân dân theo nguyên lý ấy. Ngay từ sau khi giành chính quyền và đối mặt với khó khăn vì cấm vận nhưng chính quyền Cuba luôn đảm bảo tốt nhất dịch vụ y tế và giáo dục cho người dân Cuba.

Theo BBC, để đảm bảo sức khỏe người dân, dịch vụ y tế của Cuba hoàn toàn miễn phí, phổ quát, được ghi trong Hiến pháp như một quyền cơ bản của con người và được đảm bảo bởi nhà nước.

Chi phí y tế ở Cuba là 431 USD/người/năm, ở Mỹ là 8.553 USD/người/năm, song tuổi thọ trung bình của hai nước là ngang nhau, thậm chí Cuba có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp hơn Mỹ.

Đây là một thành quả không thể phủ nhận của cuộc cách mạng Cuba do Fidel khởi xướng và lãnh đạo. Cũng xin nhắc lại rằng, thành quả lớn nhất của Tổng thống Mỹ Obama là chương trình ObamaCare – hỗ trợ dịch vụ chăm sóc y tế cho những người có thu nhập thấp tại Mỹ. Vậy nhưng di sản này của ông Obama đang bị chỉ trích là ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.

Điều đó cho thấy hàng chục năm qua chế độ chính trị tại Cuba đã làm được điều phi thường trong quá trình thực thi quyền lực nhân dân. Sức mạnh quyền lực nhân dân đã trở thành nền tảng vững chắc cho sức mạnh nhà nước Cuba. Người viết cho rằng, đây chính là cơ sở để hãng tin BBC của nước Anh tự tin nhận định, Fidel ra đi nhưng di sản của ông sẽ còn sống mãi.

Xây dựng chiến lược ngoại giao nhà nước độc lập tự chủ

Khi Liên Xô tan rã, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu nhanh chóng sụp đổ, hàng loạt các quốc gia có chế độ chính trị có ảnh hưởng bởi Liên Xô cũng nhanh chóng đổi thay. Thậm chí có nơi chế độ chính trị phủ định ngay cái nền tảng đã giúp cho nó tồn tại và phát triển trong hàng thập kỷ.

Ngay thời điểm đó, giới phân tích cho rằng rồi sẽ tới lượt Cuba. Bởi lẽ, những sự giúp đỡ của Liên Xô dành cho Cuba không còn nữa, trong khi đó Cuba lại là cái gai của Mỹ mà bao nhiêu năm qua Washington chưa nhổ được, theo BBC.

Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Cuba lại đứng trước thử thách quá lớn trong việc giữ gìn và phát huy thành quả của cuộc cách mạng Cuba.

Theo giới phân tích, trước tình hình bất lợi đó, những thế lực chính trị thù địch với nhà nước Cuba, nhất là lực lượng những người Cuba lưu vong tại Mỹ, đã chuẩn bị nhiều kịch bản cho việc nắm giữ quyền lực tại Cuba thời hậu Fidel Castro. Truyền thông phương Tây cũng dự báo về sự cáo chung của chế độ chính trị tại Cuba.

Tai sao BBC nhan dinh Fidel chet nhung di san song mai?

Tổng thống Mỹ Barak Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro mở ra chương mới trong quan hệ Mỹ – Cuba. Ảnh : RT.com

 

Vậy nhưng, đến nay đã 1/4 thế kỷ Liên Xô biến mất trên bản đồ chính trị thế giới, đã hơn 25 năm trôi qua sự giúp đỡ của Liên Xô chấm dứt, nhưng nhà nước Cuba vẫn tồn tại và phát triển.

Những mục tiêu chính trong cương lĩnh của cách mạng Cuba vẫn được hiện thực hoá trong đời sống xã hội tại Cuba và đất nước Cuba cũng đã chuyển mình kịp theo xu thế của thời đại.

Năm 2014 Chủ tịch Cuba Raul Castro – người tiếp bước Fidel – và Tổng thống Mỹ Obama đã thực hiện một bước đi lịch sử trong quan hệ Mỹ – Cuba khi thực hiện tái lập bang giao giữa hai nước sau hơn 50 năm gián đoạn.

Đây được xem là thành quả lớn nhất về đối ngoại trong cuộc đời làm Tổng thống của ông Obama và qua đó khẳng định Cuba rất quan trọng với Mỹ.

Trước sự kiện này có nhiều người lại dự đoán rằng, người dân Cuba sẽ nhanh chóng lãng quên những di sản của Fidel Castro và thàng quả của cuộc cách mạng Cuba năm nào. Song thực tế không diễn ra theo chiều hướng đó. Cuba và Mỹ đang thực hiện kết nối và phát triển quan hệ song phương theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Và đó chính là thể hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của nhà nước Cuba.

RELATED ARTICLES

Tin mới