Friday, April 26, 2024
Trang chủĐiểm tinPhân biệt giới tính trầm trọng ở TQ

Phân biệt giới tính trầm trọng ở TQ

Thống kê khoa học trước đây thường cho rằng chính sách một con và tư tưởng ‘trọng nam khinh nữ’ ở Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng 30-60 triệu bé gái ở nước này bị mất tích do phá thai. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy một câu chuyện khác.

Ảnh minh họa

Báo Global News cho biết nghiên cứu của đại học Kansas và đại học Thiểm Tây (Trung Quốc) phát hiện rằng hàng triệu bé gái đó thực ra không phải mất tích mà đơn giản là không được đăng ký chính thức.

John Kenedy, phó giáo sư của đại học Kansas, nói: “Mọi người nghĩ rằng có hơn 30 triệu bé gái mất tích ở Trung Quốc. Con số đó ngang với dân số của bang California” (và bằng 4 lần dân số Hà Nội).

Kennedy và đồng tác giả Shi Yaojiang đã tiến hành phân tích các thống kê dân số trong 20 năm. Họ tìm ra nguyên nhân khiến phần lớn hơn “các bé gái mất tích” là do sự kết hợp của đăng ký muộn và sinh mà không đăng ký.

Nghiên cứu này đăng trên tạp chí China Journal Quarterly cho thấy những người ở khu vực ít dân cư hoặc khu vực nông thôn thường không thực hiện nghiêm túc chính sách một con. Ông Kennedy nói: “Thay vào đó họ có thỏa thuận ngầm với các gia đình được phép hai con để họ sinh thêm”.

Kennedy nói với Global News rằng ông đã nghiên cứu từ 20 năm trước khi ông còn sống trong ngôi làng nhỏ ở tỉnh Thiểm Tây. Lúc đó ông thấy có một số gia đình nông thôn thường nói các con gái của họ là “người không tồn tại”, vì vậy ông tò mò muốn biết điều này có phổ biến không.

Kennedy và các đồng nghiệp bắt đầu nghiên cứu các thống kê quốc gia. Họ so sánh số lượng trẻ em sinh ra trong năm 1990 với số lượng thanh niên 20 tuổi vào năm 2010 (đúng 20 năm sau) để tìm ra sự chênh lệch. Qua đó, họ phát hiện ra một số lượng lớn trẻ em không được đăng ký từ những năm 1990.

Vì vậy, ông Kennedy cho rằng cái gọi là mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc có thể không nghiêm trọng như các thống kê trước đây. Khi được hỏi liệu các số liệu dân số ông dùng có đáng tin cậy không, phó giáo sư Kenney cho biết số liệu họ dùng giống như các nhà nghiên cứu khác dùng trong nhiều thập kỷ qua.

“Nghiên cứu này không được trình lên cơ quan nhà nước trước khi được công bố và cũng không bị kiểm duyệt”, ông Kennedy nói thêm. “Do vậy chính phủ Trung Quốc không ảnh hưởng đến nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng chúng tôi hy vọng nghiên cứu này có thể tác động đến Bắc Kinh”.

Kennedy nói các các bé gái không được đăng ký, không có chứng minh thư sẽ gặp phải các rủi ro khi lớn lên: “Họ không thể ở khách sạn, không thể mua vé tàu, và khó có được một công việc chính thức”.

Năm ngoái, Trung Quốc đã loại bỏ chính sách 1 con và bắt đầu cho phép tất cả các cặp vợ chồng có 2 con. Ông Kennedy cho rằng đây là một hướng đi đúng. Ông cho rằng: “Chính phủ Trung Quốc đang thay đổi để đảm bảo tất cả mọi người đến 18 tuổi đều có chứng minh thư, cho dù họ có giấy khai sinh hay không. Và chúng tôi nghĩ đó là một điều rất quan trọng để bảo vệ những người không đăng ký trước kia”.

RELATED ARTICLES

Tin mới