Sunday, November 17, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnThổ muốn phục hồi kinh tế: Tiến về phía Nga

Thổ muốn phục hồi kinh tế: Tiến về phía Nga

Thổ Nhĩ Kỳ công bố kế hoạch phục hồi kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau lệnh cấm vận của Nga.

Ngày 8/12, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim công bố kế hoạch khôi phục kinh tế trong nước năm 2017.

Trọng tâm chính của kế hoạch là nhằm tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bình ổn thị trường tài chính, khuyến khích phát triển công nghiệp chế tạo, đẩy mạnh đầu tư tư nhân bên cạnh việc nâng cao đào tạo cho lực lượng lao động thuộc nhiều lĩnh vực.

Cụ thể, Thủ tướng Binali Yildirim thông báo Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành lập quỹ đầu tư trị giá 250 tỷ lira (74,3 tỷ USD) hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vấn đề quay vòng tiền mặt. Khoản đầu tư này dưới sự đảm bảo của Bộ Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hỗ trợ hệ thống ngân hàng tái thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Thêm vào đó, chính phủ nước này cũng sẽ tăng nguồn hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo nhằm khuyến khích và tăng đầu tư tư nhân trong năm tới. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng cam kết cắt giảm thuế lợi tức.

Uu tiên thúc đẩy xuất khẩu, bình ổn thị trường tiền tệ, áp dụng mức 0% lãi suất đối với các khoản vay ngoại tệ của các công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở nước ngoài như một biện pháp khuyến khích hàng hóa và dịch vụ nội địa.

Trong năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ chú trọng đào tạo 500.000 nhân công hoạt động trong khu vực tư nhân, đồng thời phân bổ 100.000 lao động cho các chương trình xã hội, chủ yếu tại các vùng miền Đông và Đông Nam của nước này.

Trước đó, ngày 2/12, Ủy ban Hợp tác kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhóm họp  xem xét triển khai một số biện pháp nhằm hỗ trợ các ngành ngân hàng, tài chính cũng như thị trường nhà đất và lao động.

Kế hoạch cải cách kinh tế của Ankara đưa ra trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại tình hình chính trị hỗn loạn tại Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính bất thành hôm 15/7 vừa qua, đi kèm với đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp của nước này và những tác động xung quanh khả năng Mỹ thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là bước đi thể hiện rõ sự cải thiện và đón bắt các tác động tích cực từ kinh tế Nga mang lại cho Ankara.

Trước khi đưa ra kế hoạch cải cách kinh tế này, Ankara đã từng đề xuất Nga sử dụng đồng nội tệ của mình trong thanh toán giao dịch thương mại song phương. Lời đề nghị được đưa ra sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận dự án dầu khí “Dòng chảy phương Bắc” biến Ankara thành điểm trung chuyển lượng dầu khí từ Nga sang cả châu Âu và phân phối đi mọi khu vực.

Còn nhớ, sau việc đâm F-16 sau lưng Su-24 ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syria khiến Moscow tung đòn cấm vận kinh tế khiến quốc gia này lao đao.

Sắc lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ban hành ngày 28/11/2015. Ngoài lệnh cấm bán các tour du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ và các chuyến bay hợp đồng giữa hai nước, sắc lệnh còn áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt khác, đặc biệt là hạn chế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ ngày 1/1/2016, Nga đã tạm ngừng chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng từ thời điểm này, các công ty và tổ chức của Thổ Nhĩ Kỳ hay do công dân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát cũng bị cấm tham gia nhiều hoạt động kinh doanh ở Nga.

Theo thống kê, hàng năm, gần 5 triệu du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 12% tổng du khách nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ. Những biện pháp trừng phạt đặc biệt mà Moskva áp đặt với Ankara ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực.

Tho muon phuc hoi kinh te: Tien ve phia Nga

Du khách Nga mang lại nguồn thu lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong tháng 1/2016, kim ngạch xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga chỉ còn 108 triệu USD, giảm 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu từ Moskva sang Ankara, chủ yếu là năng lượng, giảm 30% xuống còn 1,3 tỷ USD.

Ngân hàng Phát triển và Tái thiết châu Âu ước tính, cấm vận của Nga đã khiến tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,3% trong năm 2016 với thiệt hại kinh tế lên tới 9 tỷ USD.

Sau lời xin lỗi, Nga đã dần dần dỡ bỏ các cấm vận về nông sản và du lịch vốn là những nguồn lợi kinh tế lớn của Ankara. Như vậy có thể hiểu, nếu Thổ Nhĩ Kỳ muốn khôi phục nền kinh tế thì nước này cũng phải tự hiểu, đừng nên mất lòng Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới