Sunday, November 17, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTình báo phương Tây lật ngửa bài với tình báo Nga

Tình báo phương Tây lật ngửa bài với tình báo Nga

Để tránh lộ tẩy, tình báo phương Tây không chọn đối đầu tình báo Nga vì sẽ bị lật tẩy. Song khi Trump vào Nhà Trắng, mong muốn ấy khó đạt được.

The Guardian ngày 8/12 đưa tin, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Anh (MI6) ông Alex Younger cho biết, cuộc tấn công mạng, tuyên truyền và lật đổ từ một quốc gia thù địch đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền dân chủ truyền thống tại các nước châu Âu, trong đó có nước Anh.

Theo tờ báo Anh thì dù không nêu cụ thể tên quốc gia thù địch với phương Tây, song qua lời phát biểu thì quốc gia thù địch mà ông Younger chỉ trích chính là Nga. Bởi người đứng đầu MI6 đã cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và đang lo ngại Moscow có thể làm điều tương tự trong các cuộc bầu cử tại Pháp và Đức vào năm tới.

Điều ngạc nhiên là dù mối đe doạ từ tình báo Nga nghiêm trọng như vậy, song giám đốc MI6 lại cho biết chính phủ Anh nhận thấy không cần phải thực hiện các cuộc đối đầu với Nga trong trận chiến thầm lặng này.

Mà London sẽ khởi phát lệnh trừng phạt Moscow sau khi các nguồn thông tin của tình báo Anh được nghiên cứu tính xác thực.

Tại sao tình báo Anh không đối đầu trực tiếp với đối thủ của mình là tình báo Nga mà lại để cho chính phủ thực hiện các chiêu thức vốn có: trừng phạt? Người viết cho rằng, bất luận với lí do gì thì việc không dám đối đầu với tình báo Nga đã chứng tỏ phương Tây thua kém đối phương trong cuộc chiến thầm lặng này.

Có chủ quan quá không?

Tình báo phương Tây nắm được quá ít chủ bài so với đối phương

Lý giải việc không chọn đối đầu tình báo Nga, người đứng đầu MI6 cho biết : “Quốc gia thù địch thực hiện tấn công mạng, tuyên truyền, lật đổ để tác động đến nền dân chủ. Công việc MI6 là cung cấp cho chính phủ thông tin để làm rõ mối nguy hại, qua đó giúp đất nước và các đồng minh, đặc biệt là ở châu Âu, xây dựng khả năng phòng vệ cần thiết”, theo the Guardian.

Ông Younger nhấn mạnh rằng đấu chọi với đối thủ trong cuộc chiến thầm lặng là tiềm ẩn nhiều rủi ro. “Các kết nối của toàn cầu hóa có thể bị khai thác có chủ đích bởi quốc gia thù địch nhằm phục mục đích của họ. Những rủi ro đó đe dọa nghiêm trọng cho nền tảng chủ quyền quốc gia của chúng ta. Đối thủ quan tâm đến tất cả mọi đối tượng được hưởng các giá trị dân chủ”.

Như vậy là người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Anh đã lật ngửa ván bài với đối phương. Ông Younger đã chỉ ra những con bài mà đối phương đã và sẽ sử dụng, từ đó giám đốc MI6 đưa ra kịch bản khi ván bài kết thúc. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là tình báo Anh lại không đưa ra các con bài của mình, mà dường như lại chuẩn bị cho một ván bài khác.

Ván bài mới là gì có lẽ không khó đoán và chính ông Younger cũng nêu ra, đó là tạo xung đột với quốc gia gia thù địch. Với đối thủ khó chơi thì gây căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, điển hình là quan hệ London – Moscow sau khi cựu điệp viên KGB Litvineko bị ám sát, mà tình báo Anh quy trách nhiệm cho tình báo Nga đạo diễn vụ việc này.

Với đối dễ xơi thì thực hiện việc cấm vận, thậm chí xóa sổ, mà điển hình là việc lật đổ chế độ của Saddam Hussein. Từ những nguồn tin không thể kiểm chứng về việc sở hữu vũ khí giết người hàng loạt của chính quyền Saddam, Tổng thống Mỹ George W.Bush đã quyết định tấn công Iraq – một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của Liên Hợp Quốc.

Cho đến nay thì tình báo Anh vẫn chưa có chứng cứ để chứng minh tình báo Nga dính líu đến việc đầu độc Litvinenko, mà việc cáo buộc mang nặng tính suy đoán. Còn với chứng cứ tấn công Iraq thì chính cơ quan tình báo Mỹ đã phải nhìn nhận là thông tin không đúng thực tế. Điều đó cho thấy phương Tây thực hiện một ván cờ mới mà luôn thiếu những con át chủ bài.

Ông Younger cho biết những gì Nga đang đạo diễn tại Syria là làm gia tăng khủng bố. Người đứng đầu MI6 cho rằng vũ khí mạnh nhất chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế là tính hợp pháp, song Moscow đang ủng hộ chính quyền Assad không đại diện cho người dân Syria. Vì vậy, việc quân đội Nga tấn công khủng bố tại Syria chẳng khác gì ủng hộ khủng bố.

Theo ông Younger thì các thông tin tình báo Anh và các dịch vụ an ninh đã phá vỡ 12 âm mưu khủng bố nước Anh kể từ tháng 6/2013. MI5 và cảnh sát đã tiến hành hàng trăm cuộc điều tra về những ý định thực hiện hoặc hỗ trợ khủng bố. Tất cả các âm mưu, kế hoạch chống lại nước Anh và các đồng minh hầu như đều khởi phát và được phác thảo từ Syria.

Như vậy là đã rõ, ván cờ tiếp theo với quốc gia thù địch sẽ là gì – trừng phạt vì hỗ trợ khủng bố. Có lẽ việc trừng phạt Moscow từ ván cờ Ukraine chưa đủ đô nên không thể làm nước Nga sụp đổ, do vậy phương Tây cần gia việc trừng phạt Moscow từ ván cờ Syria.

Tuy nhiên, các lá bài mà tình báo phương Tây có được không phải lá át chủ bài, vì vậy không khó đoán kết quả cuối cùng của các ván bài mà họ bày ra sẽ như thế nào.

Tình báo phương Tây tự hại mình từ việc thiếu chủ bài

Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Anh cho rằng sự thay đổi chính trị tại Mỹ, mà cụ thể là việc tỷ phú Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ, sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động của tình báo phương Tây.

Trong quá trình tranh cử, ứng viên đảng Cộng hoà liên tục chỉ trích chính quyền Obama và ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton tạo ra lỗ hổng cho an ninh của nước Mỹ. Thậm chí ông Trump còn kết tội Tổng thống Obama và nữ cựu Ngoại trưởng Hillary là người khai sinh ra Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Điều đó cho thấy, tân Tổng thống Trump đã nhận diện hoạt động của tình báo Mỹ và tình báo phương Tây không hiệu quả. Mà trong hoạt động tình báo không hiệu quả luôn gắn liền với thông tin không chuẩn xác, độ nhạy của thông tin không cao – nguồn tin không rõ ràng, thiếu kiểm chứng và không kịp thời.

Sao tinh bao phuong Tay khong dam doi dau tinh bao Nga?

Cho rằng Moscow ủng hộ chính quyền Assad tấn công khủng là gia tăng nguy cơ khủng bố với phương Tây, chứng tỏ tình báo phương Tây quá thiếu chủ bài. Ảnh : AWD News

Và với ông Trump thì từ sai lệch trong thông tin dẫn đến việc tấn công Iraq là khó có thể chấp nhận. Nhãn quan của một quản trị chuyên nghiệp không cho phép thực hiện một kế hoạch dựa trên thông tin sai lệch hay bị làm sai lệch, bởi điều đó có hại cho nước Mỹ, cho người dân Mỹ. Đây là lời cảnh báo với tình báo Mỹ và tình báo phương Tây khi Trump vào Nhà Trắng.

Không những vậy, cơ quan an ninh và tình báo Mỹ liên tục khẳng định rồi phủ nhận tình báo Nga can thiệp vào tiến trình bầu cử Mỹ và sắp tới là bầu cử tại các nước châu Âu, điều đó đã chứng minh cho vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ biết sự thua kém của tình báo Mỹ và tình báo phương Tây trước tình báo Nga.

Bởi lẽ, nếu tình báo Nga thực sự can thiệp được vào đời sống chính trị Mỹ thì chứng tỏ lỗ hổng trong hoạt động của tình báo Mỹ là quá lớn. Nếu thông tin tình báo Nga can thiệp vào đời sống chính trị Mỹ là không có cơ sở thì chứng tỏ hoạt động của tình báo Mỹ và tình báo phương Tây rất không chuyên nghiệp.

Hậu quả đó là do tình báo phương Tây thiếu những con át chủ bài trong những ván bài lật ngửa trước đối phương. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng có thể nhận diện ba nguyên chính. Thứ nhất là tâm lý chủ quan khinh địch, bởi việc “bách chiến bách thắng” trong những ván bài không bao giờ lật ngửa nên tình báo phương Tây lầm tưởng luôn chiến thắng đối phương.

Thứ hai là sự dung túng của chính quyền đối với hoạt động tình báo không hiệu quả và dùng sức mạnh nhà nước để sửa sai. Thứ ba là chính quyền muốn có những thông tin tình báo sai lệch để thực hiện mưu đồ của mình. Việc tấn công Iraq, lật đổ chế độ Saddam Hussein là kết quả minh chứng rõ nhét nhất cho hai nguyên nhân này.

Và đến lúc này thì cả ba nguyên nhân khiến tình báo phương Tây hoạt động không hiệu quả đang làm hại họ. Đó là phải đối mặt với sự hiệu chỉnh từ chính quyền Trump. Do vậy, để tránh bị lộ tẩy thì tình báo phương Tây không chọn đối đầu với tình báo Nga vì nguy cơ sẽ bị lật tẩy. Song có lẽ khi tân Tổng thống Trump vào Nhà Trắng thì mong muốn ấy không dễ dàng đạt được.

RELATED ARTICLES

Tin mới