Friday, July 26, 2024
Trang chủBiển nóngBản tin Biển Đông ngày 13/12

Bản tin Biển Đông ngày 13/12

Bản tin Biển Đông ngày 13/12/2016.

1) Những chuyển biến trên Biển Đông

Ngày 13/12, tờ The Nation đăng bài viết “Những chuyển biến trên Biển Đông”:

Trong bài viết, Ban Biên tập Tạp chí The Nation tỏ ra lo ngại trước việc các quốc gia khu vực Biển Đông đang “thử thách” lẫn nhau trong bối cảnh tình hình khu vực này tiếp tục bất ổn, đặc biệt là khi chính quyền tân Tổng thống Donald Trump thúc đẩy chính sách tại khu vực Châu Á.

Liên quan đến cuộc hội đàm chưa từng có giữa Tổng thống Trump với người đồng cấp Đài Loan Thái Anh Văn vừa qua, bài báo nhận định, sự kiện này không chỉ làm dấy lên phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh mà còn trở thành một tác nhân mới ảnh hưởng đến tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh đã phản ứng một cách nhanh chóng bằng hành vi ngang ngược đưa một máy bay ném bom hạt nhân tầm xa bay dọc theo yêu sách “đường chín đoạn” phi pháp.

Về động thái của Mỹ, tuy không phải là một bên tranh chấp nhưng Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo tự do hàng hải, hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Nhân tố chính khiến Washington vẫn lo ngại đó là việc xây dựng các đảo nhân tạo từ các cấu trúc ở khu vực được xem là “dấu hiệu khởi động” cho tham vọng thống trị quân sự đối với tất cả các tuyến đường biển quốc tế. Trong khi đó, các bên khác trong tranh chấp Biển Đông cũng có những động thái gây chú ý. Có thể kể đến việc Đài Loan kiên quyết bảo vệ “chủ quyền” bằng cách ngăn các tàu đánh cá nước ngoài vào khu vực quần đảo Trường Sa và việc Philippines tuyên bố không cho phép Mỹ đưa các tàu hay máy bay tuần tra ra khu vực tranh chấp nếu cất cánh từ lãnh thổ của Philippines.

2) Indonesia và Ấn Độ cam kết thúc đẩy luật biển

Ngày 13/12, tạp chí The Straits Times đưa tin:

Ngày 12/12, nhân chuyến thăm tới Ấn Độ, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã cùng nhấn mạnh vai trò của các quyền tự do hàng hải và kêu gọi một giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Cụ thể, Tuyên bố chung sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo đã nêu rõ: “Lãnh đạo hai bên cam kết duy trì một trật tự pháp lý trên biển dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, được thể hiện trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)”. Ngoài ra, Tuyên bố chung còn lưu ý tới sự cần thiết của việc kế thừa các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh đó, hai bên cũng đã nhất trí thúc đẩy đối thoại an ninh và tăng cường tập trận chung, tái khẳng định tầm quan trọng của việc đấu tranh chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không quy định và không báo cáo đồng thời ký kết một loạt các thỏa thuận nhằm thúc đẩy hợp tác biển trên các lĩnh vực an toàn và an ninh.

RELATED ARTICLES

Tin mới