Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ - Mỹ lại nắn gân nhau!

TQ – Mỹ lại nắn gân nhau!

Chỉ trong ba ngày, câu chuyện Trung Quốc bắt giữ tàu lặn không người lái của Mỹ, rồi trả lại, khiến dư luận liên tiếp nổi sóng. Tại sao Trung Quốc lại dám qua mặt người khổng lồ Mỹ vào lúc ông D.Trump chuẩn bị ngồi vào chiếc ghế quyền lực trong Nhà Trắng? Tại sao các ông lớn lại chơi trò đánh trận giả với nhau như thế?

Tàu lặn không người lái USNS Bowditch của Mỹ.

Khôngmột lý do giải thích, ngày 17/12,Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun với vẻ mặt lạnh lùng, thông báo Bắc Kinh quyết định trả lại tàu lặn không người lái mà nước này bắt giữ tại vùng biển quốc tế ở khu vực Biển Đông cho Mỹ.

Xác nhận điều này,Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Peter Cook cũng nói rằng phía Mỹ hiểu rằng Bắc Kinh buộc phải trả lại.Trước đó, vào ngày 15/12 tàu khảo sát hải dương USNS Bowditch của Mỹ đang dừng cách cảng ở vịnh Subic của Philippines khoảng 160km để thu hai tàu lặn không người lái, thì một tàu hải quân của Trung Quốc bất ngờ bắt giữ một trong hai thiết bị không người lái này.

Bị dằn mặt, Lầu Năm Góc lập tức yêu cầu Trung Quốc trả ngay tàu lặn không người lái. Tổng thống đắc cử Mỹ D.Trump nói trắng ra rằng: Bắc Kinh đã “ăn cắp” thiết bị của Washington, đây là “hành động chưa từng có tiền lệ” !

Vì sao Bắc Kinh không thể giữ lại lâu hơn chiếc UUV của Mỹ – một “thiết bị không xác định”? Trước hết là do sự phản ứng rất mạnh từ phía Mỹ. Thượng viện Mỹ John McCai lên án động thái của Trung Quốc là “sự vi phạm trắng trợn tự do trên biển”. Sự gây hấn trơ trẽn này hoàn toàn đúng kiểu hành vi ngày càng gây bất ổn của Trung Quốc, trong đó có việc bắt nạt láng giềng và gia tăng các hành động quân sự hóa biển Đông.

Nhằm giữ thể diện cho ông củ, Thời báo Hoàn cầu –giọng lưỡi cực kỳ hiếu chiến, lại lấp liếm rằng: Bắc Kinh mong muốn giải quyết êm đẹp vụ việc. Rằng chúng tôi coi chiếc UUV trên tàu lặn là một “thiết bị không xác định”. Hải quân Trung Quốc chỉ “kiểm tra” nó để bảo vệ an ninh, an toàn trên biển mà thôi (!)

Thật ra Bắc Kinh rất lo rằng, một khi UUV của USNS Bowditch bị phát hiện thì nhiều khả năng nó đã tới quá gần khu vực nhạy cảm, rất nguy hiểm cho Trung Quốc.

Trong khi động cơ “ăn cắp” của Trung Quốc chưa được làm rõ thì theo các nhà phân tích, đây có thể là sự đáp trả những chỉ trích nặng nề của nhà tỷ phú D.Trump nhằm vào Bắc Kinh trong những ngày quá. Liệu đây có phải “phát súng” thể hiện Bắc Kinh sẽ không xem nhẹ các vấn đề sau cuộc điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, cũng như các bình luận gây sốc của ông ta về chính sách “một Trung Quốc”.

Hôm 16/12, trong cuộc họp báo, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định ông Trump hoàn toàn có thể xem xét lại chính sách “một Trung Quốc” đối với Đài Loan. Tuy nhiên Tổng thống sắp mãn nhiệm cảnh báo một sự thay đổi có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng trong quan hệ Washington – Bắc Kinh.

Về dư luận các nước liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenza cho biết, Manila không hề nắm được vụ bắt giữ UUV xảy ra ngay trong vùng đặc quyền kinh tế nước này. Hiện giới chức an ninh vẫn chưa đả động gì, và sẽ phản ứng ra sao. Còn Tổng thống R.Duterte thì tuyên bố sẽ hủy bỏ thỏa thuận viếng thăm các lực lượng vũ trang (VFA) giữa Mỹ và Philippines. Thỏa thuận được ký kết hồi năm 1998 này cho phép hàng nghìn lính Mỹ luân phiên đến Philippines để tập trận và tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo.

Ông Duterte tuyên bố cứng rắn như vậy sau khi Mỹ quyết định tạm dừng viện trợ nhân đạo cho Philippines. Lý do của Washington là nước này quan ngại sâu sắc vấn đề nhân quyền trong cuộc chiến chống ma túy khiến gần 6.000 người thiệt mạng ở quốc gia này.

Việc Trung Quốc bắt giữ tàu lặn của Mỹ không ngoài ý định thể hiện sức mạnh của mình. Bởi liên tục trong những năm qua Bắc Kinh gia tăng chi tiêu cho quốc phòng. Việc này sẽ có tác động dây chuyền làm gia tăng chi tiêu quốc phòng của các nước láng giềng, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Mặc dù chưa tới mức báo động về chạy đua vũ trang, nhưngviệc gia tăng chóng mặt chi tiêu quốc phòng ở khu vực đã báo hiệu các xung đột hoặc sự cố rất dễ xảy ra.

Hành động của Bắc Kinh còn đe dọa an ninh, an toàn hàng hải. Trung Quốc vẫn bằng mọi cách bảo vệ và kiểm soát các tuyến hàng hải huyết mạch từ Hoa Đông và Biển Đông qua Malacca đi Trung Đông. Điều này thách thức vai trò của Mỹ và Ấn Độ, có thể ảnh hưởng đến tự do và an toàn hàng hải khu vực. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy trước mắt Trung Quốc có thể sẽ chưa dám thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ khi Mỹ không đe dọa nghiêm trọng tới các tuyến thương mại huyết mạch trên biển của Trung Quốc.

Cùng tồn tại với đối thủ chính và cùng cạnh tranh để mưu cầu lợi ích khi còn có thể đang là cách mà Trung Quốc triển khai chiến lược cường quốc biển của họ. Song về lâu dài, Trung Quốc muốn tống cổ Mỹ và các đối thủ khác ra khỏi khu vực Biển Đông. Những hành động của Trung Quốc đang làm ở Biển Đông chả khác nào những gì mà hải quân Mỹ đã làm trong thế kỷ XIX để kiểm soát vùng Caribe và vịnh Mexico, nhằm khẳng định địa vị thống trị của Mỹ ở Tây bán cầu và gia tăng mạnh mẽ vị thế siêu cường thế giới.

Bắt giữ thiết bị trên tàu lặn Mỹ chỉ là một động tác thăm dò, nắn gân ông D.Trump. Còn những điều Trung Quốc làm không phải là để đương đầu với hải quân Mỹ . Bởi họ biết rõ tiềm lực hải quân Mỹ, nếu xảy ra chiến tranh Trung Quốc không thể giành chiến thắng. Họ chỉ gây sức ép nhằm xua đuổi hải quân Mỹ ra khỏi khu vực.

Người có hiểu biết nhất định về quân sự đều biết rằng, sức mạnh của hải quân không nằm ở một chiếc tàu chiến đơn lẻ, dù nó hiện đại tới đâu, mà nằm ở hạm đội tàu. Chính vì thế Trung Quốc đang phát triển hạm đội cho dù hiện vẫn còn khoảng cách rất xa so với Mỹ. Trong bối cảnh đó, nguy cơ nảy sinh những tình huống đối đầu, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và các vùng biển lân cận là chuyện không còn là “báo động giả”

RELATED ARTICLES

Tin mới