Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNga khẳng định Mỹ đã bất lực

Nga khẳng định Mỹ đã bất lực

A.Pushkov: “Tổng thống sắp từ nhiệm Mỹ đã không thể làm gì được Nga”.

 

 

 Aleksey Pushkov ( Ảnh : Aleksandr Shalgin / Cơ quan báo chí Duma quốc gia Nga /ТАSS )

Lời giới thiệu: Tờ “Svobodnaia Pressa” (Nga) ngày 19/12/2016 đã cho đăng bài viết của Aleksey Pushkov, một chính khách, nhà chính trị học, giáo sư Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma (Quốc hội) Nga với tiêu đề “Barak Obama đã thua trên mọi mặt trận”.

Xin giới thiệu nguyên văn bài viết để bạn đọc tham khảo. Phần bổ sung là của những người dịch.

“Vladimir Putin lại lần thứ tư liên tiếp đứng đầu danh sách những nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới, theo bình chọn của “Forbes”. Tạp chí này ghi nhận: “Người có ảnh hưởng nhất trên thế giới năm thứ tư liên tiếp – đó là Tổng thống Nga – ông đã truyền bá ảnh hưởng của nước mình gần như đến mọi ngõ nghách trên trái đất”.

Đứng ở vị trí thứ hai là Donald Trump, vị trí thứ ba – Thủ tướng Đức Angela Merkel. Vị trí thứ tư thuộc về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thứ năm – Giáo hoàng La mã Frantsisk. Còn Tổng thống đương nhiệm Mỹ Barac Obama – ở vị trí thứ 48. Bảng xếp hạng trên trên dẫn tới một vài suy ngẫm.

Tôi (Pushkov) còn nhớ, 8 năm trước Obama tiến vào Nhà Trắng, tràn đầy lạc quan, với nụ cười rạng rỡ và ánh mắt tràn đầy niềm tin vào những thành tựu sẽ đạt được trong tương lai, trong tiếng khóc nức nở của những phụ nữ hâm mộ và tiếng vỗ tay vang dội của đám đông nhiều nghìn người hân hoan chào đón vị tổng thống 47 tuổi.

Nhưng Obama càng đi xa hơn trên con đường tổng thống, thì những nụ cười thoải mái càng trở nên hiếm hoi, còn ánh mắt lấp lánh ngày trước được thay bằng sự hờ hững và mệt mỏi.

Cảnh tượng những người phụ nữ hoan hỷ và sự hân hoan của đám đông khi đón tiếp ông như một ngôi sao nhạc Rock đã trở thành một quá khứ xa xôi.

Đến giữa nhiệm kỳ hai, tóc Obama bạc đi trông thấy.

Có lẽ, tóc của vị tổng thống sắp mãn nhiệm nhưng tự cao này sẽ còn bạc hơn nữa, khi biết rằng, trong bảng xếp hạng của “Forbes” ông chỉ đứng ở vị trí thứ 48 về mức độ ảnh hưởng trong thế giới hiện đại.

Có vẻ như đấy chỉ là chuyện nhỏ, nhưng thực ra không dễ chịu chút nào. Và điều không thể chịu đựng nổi là đứng ở vị trí thứ nhất lại vẫn là đối thủ lịch sử chủ yếu của ông – Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bởi vì dù Obama đã rất cố gắng làm, đã thử làm để kiềm chế, cô lập, đóng đinh, buộc tội và trói chân nước Nga, xé nền kinh tế Nga thành từng mảnh và biến Tổng thống Nga thành ma quỷ quốc tế.

Nhưng ông ta đã đạt được những gì? Kết quả còn hơn cả khiêm tốn. Và nếu như sau tất cả mọi nỗ lực – thỏa thuận với Merkel, một mặt trận thống nhất với Cameron và Hollande, gọi điện đến Tokyo, tìm cách gây sức ép lên Bắc Kinh và 2 năm rưỡi áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, Vladimir Putin vẫn đứng ở hàng đầu trong các bảng xếp hạng ảnh hưởng trên thế giới, thì điều đó chỉ thể hiện một điều duy nhất: Obama đã thất bại.

Nhưng Obam còn thất bại ngay tại nước Mỹ: con người mà ông đã không coi trọng và chỉ cho đó là một tai họa không thể tránh khỏi trong trò hề trước bầu cử ở Mỹ, không chỉ sẽ trở thành tổng thống, mà còn có dự định xem xét lại và vứt bỏ chính sách của Mỹ (hiện hành) đối với Nga, – một chính sách mà Obama đã giành bao nhiều là công sức và thậm chí cả niềm đam mê cá nhân nữa (để xây dựng).

Còn Trump, có vẻ như, quyết tâm (làm những điều trên) một cách rất nghiêm túc. Tất nhiên, ông (Trump) không phải là người thân Nga. Tìm cách để gắn cho Trump một cái mác thân Nga như vậy – hoặc là ngu ngốc, hoặc là có mưu đồ rất xấu. Trump – nhân vật thân Mỹ.

 Ông là một phần máu thịt của xã hội Mỹ và tâm lý chính trị Mỹ, và chính vì thế mà ông mới có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử – nơi có những thế lực rất mạnh chống lại ông (Trump). Và tất nhiên, không thể chờ đợi từ Trump, cả tình yêu (đối với nước Nga), lẫn quà tặng.

Nhưng là người Mỹ 100%, Trump hiểu rất rõ cái gì trên thực tế là quan trọng và cái gì là không quan trọng đối với nước Mỹ. Và khác với Obama, Trump – là người thực tế và thực dụng, chứ không phải là nhà tư tưởng tự do và một nhà can thiệp bẽn lẽn, coi nhiệm vụ chủ yếu của Mỹ là lật đổ Assad tại Syria, dù cho phải trả bằng cái giá là các lực lượng khủng bố IS và Jebkhat an Nusra sẽ chiếm Damascuss.

“Chúng ta sẽ không lật đổ các chế độ và các chính phủ. Các bạn có nhớ 6.000 tỷ đô la đã ném vào Trung Đông không? Mục tiêu của chúng ta – đó là sự ổn định chứ không phải là tình trạng hỗn loạn“. – Donald Trump mới tuyên bố như vậy.

Không, ông ấy (Trump) không yêu quý gì Assad  nhưng Assad đối với Mỹ không phải là mối đe dọa.

Ông ta (Assad) không làm nổ các căn cứ của Mỹ và cũng không chặt đầu các phóng viên Mỹ. Nhưng những kẻ sẽ nắm quyền ở Syria, nếu như Assad bị lật đổ – đó là những kẻ thù đích thực và không khoan nhượng của Mỹ. Và Trump đã có cơ sở khi cho rằng, chính chúng mới thực sự nguy hiểm cho nước Mỹ.

Các quan điểm như vậy cũng được cố vấn an ninh quốc gia của Trump, tướng về hưu Michael. Flynn ủng hộ.

Ông nói: (Bằng cách) “Cố tình quyết định hỗ trợ Al- Queda và “Những người anh em Hồi giáo” tại Syria, Chính quyền B. Obama đã giữ một vai trò (trách nhiệm) trực tiếp trong việc thiết lập một Quốc gia Hồi giáo (IS) ” – M. Flinn khẳng định.

Nhưng nếu như kẻ thù chủ yếu (của Mỹ) – IS và Al- Queda, thì Mỹ cần phải, không gây xung đột, mà là hợp tác với Nga. Hơn nữa, Nga đã chứng minh được khả năng hành động hiệu quả của mình trong chiến dịch quân sự cách xa biên giới Nga và gần như tước hoàn toàn thế chủ động của Mỹ tại Syria.

Cách đây mấy tháng, phóng viên NBC khi phỏng vấn (Tổng thống Syri ) Assad đã đặt câu hỏi: “Cái gì đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến?” , Tổng thống Syria trả lời rất ngắn gọn (đúng một từ) : “Nước Nga”.

Có vẻ như, Donald Trump khác với Obama ở chỗ ông ta nghe được và “ngộ” được câu trả lời này.

Đến thời điểm hiện tại, trong các trao đổi hành lang trong giới ngoại giao, người ta đã bàn đến việc cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra khi nào và ở đâu.

Phần Lan đã đề xuất ý tưởng tổ chức cuộc gặp nói trên vào tháng 5 năm sau trong Hội nghị thượng đỉnh Bắc cực tại Helsinky. Người chịu trách nhiệm này về phía Mỹ , nếu được Hạ viện Mỹ thông qua, sẽ là Ngoại trưởng mới Rex Tillerson – ông trùm, nhà tài phiệt dầu mỏ, người đứng đầu Exxol Mobil và là người mà theo thống kê của “Wall Street Journal” thì có số lần gặp Vladimir Putin chỉ kém giáo chủ của nền ngoại giao Mỹ là Henry Kissinger.

Những tình cảm được coi là thân thiện của ông này với nước Nga đã khiến những người ủng hộ Hillary Clinton và các cựu chiến binh Chiến tranh lạnh – Mc Cain và Graham tức giận.

Nhưng đứng đằng sau Tillerson – đó là những nhân vật đầy uy tín của Đảng Cộng hòa, như chính bản thân Kissinger, – đó là Bob Gates, James Baker và Stiven Hadley – những con bò sữa thần thánh của Đảng Cộng hòa (cung cấp tiền).

Chính vì vậy mà Tillerson có những cơ hội rất sáng giá để giữ vị trí này (Ngoại trưởng), bất chấp phản ứng giận dữ của những thế lực báo chí và kênh truyền hình thù địch với Trump.

Còn Barac Obama – đấy không còn là một vế của những phương trình toàn cầu trong tương lai. Chính vì vậy mà ông (ấy) muốn, trong chừng mực có thể, làm tổn hại triển vọng (hợp tác) với Nga của Trump: cùng với EU gia hạn lệnh trừng phạt Nga, ký đạo luật về cái gọi là kiềm chế ý đồ xâm lược của Nga, chi hàng tỷ đôla để điều các quân nhân Mỹ sang Đông Âu và thậm chí còn đe dọa Putin tiến hành một cuộc chiến tranh mạng.

Nhưng dù có cố gắng gây tổn hại cho chúng ta (Nga) đến mức nào đi nữa, ông ta cũng chỉ sẽ có mặt trong lịch sử với tư cách là một tổng thống từng cam kết sẽ cô lập nước Nga và xé nền kinh tế nước này ra thành từng mảnh, những đã không thực hiện được cả cam kết này lẫn cam kết kia.

Chính vì thế mà những lời đe dọa mới từ (một người xếp ở) vị trí thứ 48 trong bảng xếp hạng của “Forbes” trông có vẻ giống như là những cử chỉ, điệu bộ thất vọng của một kẻ đã thua ván cờ và đã trở thành một phần quá khứ không thể cưỡng lại của lịch sử.

Và cuối cùng. Ngày 16/12/2016, trong vài phát biểu dài của mình trước các phương tiện thông tin đại chúng, Obama đã tuyên bố: những số (dữ) liệu mà ông ta đã nhìn thấy, đã thuyết phục ông tin rằng, đứng sau các cuộc tấn công mạng vào máy chủ của Đảng dân chủ (Mỹ) là Nga.

Không muốn đi vào chỉ tiết của các cáo buộc này, tôi (Pushkov) chỉ muốn nhắc nhở là, trong nhiều trường hợp thì các số liệu (mà) Obma nhìn thấy đã buộc ông ta phải rút ra những kết luận hoàn toàn không chính xác.

Những số liệu mà Obama nhìn thấy đã thuyết phục ông ta tin rằng chiến tranh của NATO tại Lybia và lật đổ Muammar Caddafi đã mở đường cho một nền dân chủ tại nước này.

Việc lật đổ chế độ ở Lybia đã mở con đường đi đến đâu – cả thế giới đều biết rất rõ .

Những số liệu mà Obama nhìn thấy 3 năm trước đã làm ông ta tin rằng , ngày kết thúc của Assad đã cận kề.

Từ đấy đến giờ , Obama hồ hởi ngồi đếm từng ngày tàn của Assad, và cuối cùng hứng chịu thất bại chính trị tại Syria và bản thân sẽ sớm rời Nhà trắng. Còn Assad, như mọi người thấy rõ, vẫn tại vị.

Những ví dụ như vậy có nhiều, vô cùng nhiều. Đơn cử, Obama có những dữ liệu là Ông của Obama đã giải phóng Auscwitz (Trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc xã tại Ba Lan).

Nhưng như đã biết, lính Mỹ trong những năm Chiến tranh thế giói thứ hai chưa từng đặt chân lên lãnh thổ Ba Lan. Và chính vì vậy, để có thể tham gia vào chiến dịch giải phóng Auschwitz thì Ông của Obama phải phục vụ trong hàng ngũ Hồng quân. Những nhưng dữ liệu như vậy, tôi cho rằng, đơn gian là nó không hề tồn tại.

RELATED ARTICLES

Tin mới