Ngày 23/12, Liêu Ninh tàu sân bay duy nhất của Hải quân Trung Quốc mang theo nhiều chiến đấu cơ và trực thăng tổ chức tập trận tại Hoàng Hải. Quân đội Mỹ đã sẵn sàng khi Trung Quốc đưa Liêu Ninh xuống Biển Đông.
Nhật Bản, Đài Loan giám sát
Ngày 23/12 tàu sân bay duy nhất của Hải quân Trung Quốc đã mang theo nhiều nhiều chiến đấu cơ và trực thăng tổ chức tập trận tại Hoàng Hải. Ngày 26/12 Liêu Ninh cùng với 5 tàu lớn hộ tống đã đi đến phía Bắc Biển Đông.
Cho đến nay, Trung Quốc chỉ mới có tàu sân bay Liêu Ninh, được hạ thủy hồi tháng 9/2012. Tàu Liêu Ninh, chủ yếu được coi là tàu sân bay thử nghiệm, được tân trang sau khi thân tàu này được mua từ Ukraine và đi hoạt động từ năm 2013.
Chỉ đạo trực tiếp cuộc diễn tập này là chỉ huy trưởng hải quân Admiral Wu Shengli của Hải quân Trung Quốc. Trong nội dung diễn tập, những chiếc tiêm kích J-15 xuất phát từ tàu Liêu Ninh và phóng tên lửa trúng các mục tiêu đã định.
Hoạt động của tàu Liêu Ninh được thực hiện theo các quy định của quốc tế, phía Trung Quốc cho rằng “Tàu Liêu Ninh thực hiện chuyến đi trong khuôn khổ tự do hàng hải được quốc tế quy định và Trung Quốc hi vọng các nước tôn trọng quyền này của Trung Quốc”
Tuy nhiên, hoạt động của tàu Liêu Ninh trên Biển Đông đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực lo lắng, cảnh giác. Lực lượng phòng vệ Đài Loan cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh được 5 tàu chiến hộ tống đã đi qua nhóm đảo Pratas mà Đài Loan đang kiểm soát và hướng xuống phía Tây Nam.
Trước đó, nhóm tàu này đi qua khu vực Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Hiện tại, mọi hoạt động của tàu Liêu Ninh bị Đài Loan, Nhật Bản, Philippines tiếp tục giám sát và nắm tình hình.
Đánh giá thêm về động thái mới của Bắc Kinh, phía Đài Loan cho rằng vụ diễn tập của tàu Liêu Ninh là dịp để Trung Quốc bắn tín hiệu đến Mỹ về khả năng chắc thắng xuyên qua “chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm đảo Đài Loan và quần đảo Ryuku của Nhật Bản.
Đặc biệt việc đưa tàu Liêu Ninh xuống Biển Đông được diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc với vùng lãnh thổ Đài Loan và với Mỹ trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây.
Hiện Bắc Kinh đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á và tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á ngày càng căng thẳng.
Mỹ lên tiếng, Nga im lặng
Trước những động thái khá rõ ràng của Trung Quốc tại Biển Đông, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc hải quân Harry Harris cho biết Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông.
Mỹ cũng thể hiện cho Trung Quốc “Mỹ không cho phép việc vùng biển chung bị đơn phương “kiểm soát” dù cho có bao nhiêu căn cứ được xây trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Khi có thể, Mỹ sẽ hợp tác nhưng cũng sẵn sàng đối đầu nếu ở tình thế bắt buộc”.
Mỹ là nước hành động để đảm bảo sự tự do hàng hải. Đây là mục tiêu lâu dài và là một trong những lý do khiến Mỹ sẵn sàng chiến đấu.
Các báo lớn của Nga như: Lenta, svoboda, vesti hay RT đều đăng tải việc tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc với 5 tàu lớn hộ tống đã đi vào Biển Đông. Tuy nhiên các cơ quan phát ngôn chính thức của Nga đều im lặng và chưa đưa ra bất cứ phản ứng nào với hoạt động trên của Trung Quốc.
Trung Quốc đầu tư vào tàu sân bay
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, lại chỉ có một tàu sân bay mua lại từ một quốc gia Liên Xô cũ và chiếc tàu này không hề xứng tầm với sức mạnh kinh tế của nước này.
Mặc dù, Trung Quốc đã tăng ngân sách quốc phòng của nước này ở mức 2 con số và đã mua được chiếc tàu sân bay đầu tiên, tầm ảnh hưởng về quân sự của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới còn xa mới đạt được mức như Mỹ hiện nay.
Và Trung Quốc đang có những động thái cho thấy, Liêu Ninh đã sẵn sàng được nước này đưa xuống Biển Đông nhưng theo nhận định của các nhà nghiên cứu, sớm nhất cũng phải hết năm 2017 Hải quân Trung Quốc mới có thể thực hiện được kế hoạch này.
Tàu Liêu Ninh là loại tàu hiện đại, tuy nhiên chiếc tàu tiếp tế duy nhất biên chế cho biên đội tàu Liêu Ninh đến nay vẫn chưa thể bước vào giai đoạn hoàn thiện. Con tàu này có lượng giãn nước tối đa hơn 40.000 tấn, tốc độ 25 hải lý/h, chuyên thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho tàu sân bay Liêu Ninh.
Hải quân Trung Quốc dự tính đưa tàu 901 vào phục vụ nửa cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018. Giới quân sự Bắc Kinh coi 901 là con tàu có ý nghĩa quan trọng với tàu sân bay Liêu Ninh trong nhiệm vụ tác chiến đường dài.
Hình ảnh trên các trang tin quân sự Trung Quốc cho thấy nước này cũng đang đóng thêm một tàu bảo dưỡng cho tàu sân bay, thường được gọi là “tàu bảo mẫu”. Con tàu này cũng đang trong giai đoạn sắp hoàn thành.