Sunday, May 5, 2024
Trang chủThâm cung bí sửTập Cận Bình kết thúc “di sản” tham nhũng và đàn áp...

Tập Cận Bình kết thúc “di sản” tham nhũng và đàn áp nhân quyền của Giang Trạch Dân thế nào?

Sau nhiều năm tăng trưởng bùng nổ, nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại. Để vực dậy nền kinh tế, giới lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm cần phải xác định đúng đắn lĩnh vực ưu tiên hành động.

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị nhổ tận gốc phe cánh cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân (Ảnh: Getty)

Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chính thức đảm nhận vị trí lãnh đạo “hạt nhân” của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội Đảng lần thứ 6 ở Bắc Kinh. Bước tiến này, cùng với tuyên bố của ông Tập rằng sẽ “quản lý nghiêm khắc nội bộ Đảng”, cho thấy thành công của chiến dịch mà ông Tập tiến hành 3 năm qua nhằm thanh trừng phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Thành công của ông Tập cũng cho thấy giai đoạn tiếp theo để loại bỏ toàn bộ phe cánh của ông Giang sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Chiến dịch điều tra và trừng phạt hàng nghìn quan chức nhận hối lộ thuộc phe cánh của ông Giang kể từ khi ông Tập nhậm chức là một biện pháp tích cực vừa đảm bảo ổn định xã hội, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Các quan chức tham nhũng làm tổn hại nhà nước và phá hoại phúc lợi xã hội, cụ thể nhiều người đã biển thủ hàng trăm triệu ngân quỹ, tích trữ tiền vàng, tranh và đồ cổ. Chiến dịch chống tham nhũng còn vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc khiến các ngân hàng nước ngoài cũng từ chối tiếp nhận nguồn tiền này.

Để vực dậy nền kinh tế Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cần tăng cường bắt giữ các quan chức tham nhũng, thu hồi tài sản bất hợp pháp của họ và sử dụng hợp lý khối tài sản này nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân.

Bắt giữ thêm nhiều quan chức tham nhũng thuộc phe cánh Giang Trạch Dân là một trong những biện pháp then chốt giúp giải quyết được nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Nền kinh tế khỏe mạnh là chìa khóa cho sự ổn định của đất nước và chế độ – đây là điều căn bản của một xã hội thịnh vượng, cho phép người dân sống an toàn và thoải mái. Thiếu vắng điều này, bất ổn xã hội là điều tất yếu và người dân không thể đảm bảo được cuộc sống của mình.

Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng: tăng trưởng sụt giảm, thất nghiệp gia tăng, bong bóng tài chính và bất động sản tiếp tục tăng nhanh, nợ công đã chạm ngưỡng khủng hoảng, sản xuất gặp khó khăn và dòng vốn đầu tư đang rút dần khỏi Trung Quốc.

Hiện trạng này là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau.

Sau khi cuộc Cách mạng văn hóa kết thúc vào những năm 1970, Đảng Cộng sản Trung Quốc buộc phải cải cách nền kinh tế để tồn tại. Không có bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống chính trị, việc nới lỏng các ràng buộc kinh tế đã cho phép người dân Trung Quốc tạo dựng một “nền kinh tế thần kỳ” thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, sau 30 năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, mô hình kinh tế Trung Quốc – vốn đánh đổi bằng việc chà đạp nhân quyền, hủy hoại môi trường, khai thác tận diệt tài nguyên – nay đã kiệt sức. Duy trì đà tăng trưởng kinh tế được coi là hi vọng cuối cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của mình.

Giới lãnh đạo của Tập Cận Bình phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế từ khi lên nắm quyền tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2012, nhưng không phải tất cả các vấn đề đều bắt nguồn từ lỗi hệ thống. Rất nhiều vấn đề thực tế xuất phát từ các cuộc tranh đấu quyền lực của giới lãnh đạo chóp bu: thị trường tài chính và thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị biến thành chiến trường sinh tử của những phiên đấu đá tranh giành quyền lực chính trị.

Nhóm quyền lực của ông Giang Trạch Dân đã coi nền kinh tế Trung Quốc không hơn gì một công cụ để mặc cả. Họ sẵn sàng chấp nhận hệ thống tài chính sụp đổ hay gây hỗn loạn nhằm giành lại quyền lực từ tay ông Tập và tránh bị quy trách nhiệm và trừng phạt vì những tội lỗi mà họ gây ra. Thị trường chứng khoán sụp đổ vào tháng 6 và tháng 7 năm ngoái là kết quả của tất cả những điều này.

Các quan chức tham nhũng của ông Giang đã trực tiếp phá hủy nghiêm trọng nền kinh tế.

Tay chân tham nhũng của ông Giang 

Chế độ công chức của Trung Quốc đã đi đến đỉnh điểm và được mô tả gọn trong một câu: “Không có quan chức nào không tham nhũng”. Hầu hết quan chức dưới thời Giang Trạch Dân đều tham nhũng vô lối – đây là điều hết sức rõ ràng có thể tìm thấy trong các bản báo cáo điều tra được tiết lộ từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18.

Gần đây, cựu Bí thư tỉnh ủy Vân Nam Bạch Ân Bồi đã bị kết án nhận hối lộ 36 triệu đô la Mỹ (gần 820 tỷ đồng); cựu Phó Giám đốc Cục Khai thác than thuộc Ủy ban Năng Lượng Quốc gia, Wei Pengyuan đã nhận hối lộ 30 triệu đô la và bị kết án tử hình treo (theo đó ông này sẽ phải ngồi tù hết phần đời còn lại của mình); cựu Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Quảng Đông, Chu Minh Quốc bị kết án nhận hối lộ 20 triệu đô la (khoảng 455 tỷ đồng), ông Chu Vĩnh Khang nhận hối lộ 19 triệu đô la Kim Đạo Minh (Jin Daoming) nhận 17 triệu đô la; Vạn Khánh Lương (Wan Qingliang) nhận 16 triệu đô la; Mao Tiểu Bình (Mao Xiaobing) nhận 15 triệu đô la và còn nhiều các quan chức hối lộ khác nữa.

Điều đáng lưu ý rằng đây chỉ là số liệu trong các báo cáo chính thức được công bố, con số thực tế còn cao hơn nhiều. Nếu như người ta có thể tìm thấy 17 triệu đô la tiền mặt tại nhà ông Mã Siêu Quần (Ma Chaoqun), một quan chức cấp tỉnh ở tỉnh Hồ Bắc thì các quan chức ở cấp cao hơn hoàn toàn có khả năng biển thủ hàng trăm tỷ nhân dân tệ.  

Hệ thống tham nhũng của Giang

Từ khi ông Giang Trạch Dân lên nắm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu một kỷ nguyên thiếu vắng cả ý thức hệ cũng như giới hạn quản lý hành vi của mình. Thay vào đó, ông Giang đã thiết lập trong Đảng một hệ thống kết nối quyền lực: nơi lỏng quản lý tham nhũng và tham gia vào những âm mưu vì quyền lực và lợi ích.

Những quan chức dưới thời ông Giang có thể kể đến Lý Trường Xuân (Li Changchun), Giả Khánh Lâm (Jia Qinglin), Trần Lương Vũ (Chen Liangyu), Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong), Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) và một số người khác – hầu hết là khởi đầu sự nghiệp bằng việc tham gia buôn lậu, cấu kết với doanh nhân, chiếm đoạt đất đai thành tài sản của mình.

Chẳng bao lâu, các quan chức lớn nhỏ đều lạm dụng chức vụ của họ để tư lợi và tụ tập dưới trướng của ông Giang. Dưới thời ông Giang, tham nhũng đã trở thành con đường tiến thân và những quan chức trong sạch lại chính là đối tượng bị loại  bỏ.

Như trường hợp của ông Hoàng Kiến Quốc (Huang Jinguo), Bí thư Đảng ủy Lianjiang, tỉnh Kiến Quốc (Fujian) là một ví dụ.

Từ cuối những năm 1990, ông Hoàng đã bắt đầu cuộc điều tra về mạng lưới tham nhũng trong phạm vi quyền hạn của mình. Ông đã phải đương đầu với áp lực cả từ cấp trên lẫn cấp dưới: cấp trên đe dọa sa thải trong khi những tên côn đồ và hội tam hoàng thì luôn rình rập đe dọa. Ông Hoàng đã phải mặc áo chống đạn đi làm trong suốt sáu năm. Cảm giác quá vô vọng, ông viết ra câu chuyện của mình trên tờ Nhân dân Nhật báo vào ngày 11/8/2004, và đặt tiêu đề là “Tại sao áo chống đạn đã theo tôi suốt sáu năm?”. Cuối cùng, ông Hoàng đã bị bắt vào một năm sau đó và bị kết án tù chùng thân vì bịa đặt các cáo buộc.

Ông Giang Trạch Dân từng cai trị đất nước bằng nạn tham nhũng, xây dựng mạng lưới tay chân của ông ta trong Đảng, hệ thống an ninh chính trị, quân sự và các hệ thống quan liêu khác. Con trai cả của ông ta, Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng) được biết đến là “người tham nhũng nhất Trung Quốc”.

Nền văn hóa tham nhũng mà ông Giang thiết lập lan toả sang cả lĩnh vực quân sự, tư pháp, y tế, giáo dục, thể thao, truyền thông, doanh nghiệp nhà nước và nhiều lĩnh vực khác. Chức tước được mua bán, hối lộ được nhận trả, cấu kết giữa quan chức và doanh nhân phổ biến rộng khắp trên toàn quốc.

Huyết mạch của nền kinh tế Trung Quốc nằm trong tay các nhóm lợi ích tập trung quanh ông Giang, bao gồm công nghiệp hóa dầu, viễn thông, đường sắt, hệ thống tài chính, các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực như tài chính vốn đem lại nguồn lợi béo bở. Trong tất cả các lĩnh vực này đều được cài cắm các thành viên từ gia đình hay gia tộc họ Giang, tay chân thân cận, cấp dưới và cộng sự. Có thể kể đến Giang Miên Hằng (Jiang Mianhen), Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong), Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), Từ Tài Hậu (Xu Caihou), Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan) và những người khác.

Ông Chu Vĩnh Khang và gia đình đã tích lũy khối tài sản gồm bất động sản và tiền mặt lên tới 14 tỷ đô la Mỹ và gia tài của ông Tăng Khánh Hồng vượt quá 1,4 tỷ đô la Mỹ. Gia đình của ông Từ Tài Hậu và ông Lưu Vân Sơn cũng sở hữu gia tài khổng lồ vượt trên 1 tỷ đô la Mỹ.

Trong những năm gần đây, hiện tượng “quan chức trần trụi” đã trở nên rất phổ biến. Cụm từ “quan chức trần trụi” được dùng để chỉ các quan chức tham nhũng đưa vợ con và tài sản chiếm dụng được ra nước ngoài, còn bản thân mình thì tranh thủ thêm thời gian để tìm cơ hội thoát thân. Những quan chức này kiếm được tiền nhờ vào buôn lậu tiền mặt, chuyển tiền ngầm, hoặc từ các dự án đầu tư quy mô lớn. Số liệu thống kê chính thức cho thấy ít nhất 20.000 quan chức đã chạy trốn khỏi Trung Quốc bằng cách này, bòn rút của quốc gia từ 116 tỷ đến 217 tỷ đô la Mỹ.

Nếu tính toàn bộ tài sản tham nhũng của các quan chức trong mạng lưới của ông Giang Trạch Dân thì con số này có thể vượt quá mức tổng chi ngân sách hàng năm của Trung Quốc cho quân sự, y tế và giáo dục.

Ông Giang làm tổn hại Trung Quốc ra sao

Hệ thống quan chức tham nhũng và trộm cắp đã được ông Giang gây dựng vào đúng giai đoạn Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế và tư nhân hóa nền kinh tế với qui mô lớn. Như vậy, toàn bộ bối cảnh cải cách kinh tế đã biến thành cơ hội, lý do và phương thức tốt nhất để che giấu hành vi trộm cắp. Tài sản quốc gia thông qua nhiều phương thức đã được cổ phần hóa và đặt dưới sự kiểm soát của các quan chức tham nhũng và những nhóm lợi ích đặc biệt.

Rốt cuộc, hiện tượng trộm cắp (tham nhũng) phổ biến này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đánh mất cơ hội trở thành một quốc gia bình thường thông qua quá trình cải cách, và nền tảng kinh tế xã hội cần thiết để thiết lập trật tự đã bị suy yếu. Phần lớn thành quả của 20 năm cải cách kinh tế của Trung Quốc đã bị các nhóm lợi ích của ông Giang vơ vét.

Tham nhũng trong thời gian này không chỉ giới hạn trong giới công chức – văn hóa vô kỷ luật đã thâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội. Khi mà sự sa đọa đạo đức của giới lãnh đạo đã trở nên rõ ràng, bất kỳ dấu hiệu nào của sự công bằng đều là quá xa với với hầu hết người Trung Quốc.

Kinh tế và đạo đức có liên hệ chặt chẽ với nhau. Phương thức phát triển kinh tế dựa trên nền tảng đạo đức ngày càng suy đồi tất yếu sẽ dẫn đến tham ô, tham nhũng, vơ vét, tư tưởng ích kỷ cá nhân, và phá hủy tài sản công.

Điểm tồi tệ nhất trong chính sách cai trị của ông Giang Trạch Dân là dám hủy hoại và làm suy thoái đạo đức và lương tâm con người, vốn là nền tảng để xây dựng một hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội hiệu quả.

Không có nhân tính, đạo đức và đức tin thì xã hội sẽ sụp đổ và phân rã – việc thách thức và tấn công giá các trị đạo đức như ông Giang đã làm là nỗ lực nhằm triệt tiêu hi vọng về một đất nước Trung Hoa mới. Điều này thể hiện hết sức rõ ràng thông qua việc điều tra các quan chức ngã ngựa trong mạng lưới của ông Giang.  

Một vài người trong số quan chức này phải kể đến Bạc Hy Lai (Bo Xilai), Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), Su Rong, Từ Tài Hậu (Xu Caihou), Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) và một số khác – họ đều cam kết và ủng hộ Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, một môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Tiêu diệt phe Giang sẽ giúp vực dậy nền kinh tế

Thanh trừng triệt để các quan chức đã tham nhũng khối tài sản khổng lồ trong kỷ nguyên của ông Giang sẽ tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế.

Trước hết, nếu khối tài sản khổng lồ bị đánh cắp có thể thu hồi và tái đầu tư phục vụ đời sống nhân dân thì chắc chắn có thể cải thiện nhiều phương diện.

Thứ hai, loại bỏ các quan chức tham nhũng sẽ có tác dụng khôi phục trật tự kinh tế và niềm tin của người dân vào tương lai của Trung Quốc.

Thứ ba, phá hủy mạng lưới quan chức tham nhũng của ông Giang và thiết lập một hệ thống quản lý vận hành bình thường sẽ cho phép Trung Quốc quay trở lại quỹ đạo phát triển tích cực và hướng tới tương lai một cách suôn sẻ.

Thứ tư, các quan chức tham nhũng này chính là nền tảng gây dựng phe phái của ông Giang. Do vậy, thanh trừ các quan chức này trước khi tiến đến bước cuối cùng là bắt giữ ông Giang Trạch Dân đồng nghĩa với việc thanh trừ triệt để phe cánh của ông ta.

Phân tích sâu sắc hơn thì một trong những mục tiêu của ông Giang khi thiết lập hệ thống tham nhũng khổng lồ này là nhằm trói buộc các quan chức tham nhũng trong toàn Đảng với chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công – làm cho họ vừa trở thành người hưởng lợi vừa là các thành viên tham gia chiến dịch. Đây là một yếu tố nham hiểm nhất trong cách thức cai trị của ông ta.

Lịch sử đã chứng minh rằng đàn áp chính tín sẽ tất gặp trừng phạt của Thiên Thượng. Sự sụp đổ của Đế chế La Mã cổ đại đã minh họa điều này.

Trung Quốc ngày nay đang phải trả giá cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ông Giang. Tuy nhiên, sẽ vẫn có hi vọng cho tương lai của Trung Quốc nếu cuộc đàn áp kết thúc, các nạn nhân được minh oan và công lý được tái lập. Thanh trừ hệ thống tham nhũng của ông Giang là cách để duy trì sự công bằng, thuận theo ý Thiên Thượng và mang lại phúc lành vô hạn.

Chuyển đổi hòa bình

Lịch sử Trung Quốc tiền hiện đại đã chứng mình cho chúng ta thấy sự thay đổi triều đại sẽ bắt đầu khi số đông quan chức hủ bại, nền kinh tế và sức mạnh quốc gia đang dần tàn lụi.

Trong khi đó, hàng loạt các biện pháp và hành động mà ông Tập Cận Bình tiến hành kể từ khi nhậm chức cho thấy ông không dính dáng đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Trung Quốc sẽ có một bước chuyển đổi quan trọng khi những ảnh hưởng và hệ lụy từ tham nhũng và đàn áp nhân quyền mà Giang Trạch Dân để lại bị thanh trừng thích đáng dưới thời Tập Cận Bình.

RELATED ARTICLES

Tin mới