Wednesday, May 8, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiCục diện chính trị hé lộ khi TQ sắp thành lập cơ...

Cục diện chính trị hé lộ khi TQ sắp thành lập cơ quan chống tham nhũng mới

Chính quyền Trung Quốc đã công bố thời điểm ra mắt một cơ quan chống tham nhũng mới hứa hẹn đem đến những cải cách quan trọng trong hệ thống chính trị.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và các lãnh đạo cấp cao trong chính quyền. (Ảnh: Lowy Institute)

Ông Ngô Ngọc Lương, Phó Trưởng ban chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo vào ngày 9/1 rằng “Ủy ban Giám sát Quốc gia” có thể sẽ được ra mắt tại phiên họp quốc hội thường niên vào tháng 3 năm 2018. Khi trả lời câu hỏi của một phóng viên, ông Xiao Pei, Thứ trưởng Bộ Giám sát Trung Quốc, cho rằng cuối cùng Ủy ban Giám sát Quốc gia đã có thể được đặt ngang tầm với cơ quan lập pháp Trung Quốc hay một tổ chức nhà nước tương đương khác.

Một chương trình thí điểm đã được triển khai tại Bắc Kinh và các tỉnh Sơn Đông, Chiết Giang, ở chính quyền cấp tỉnh, thành phố và quận huyện. Ủy ban Giám sát sẽ có chung văn phòng và nhân viên với các cơ quan chống tham nhũng hiện nay.

Ủy ban này được giao nhiệm vụ giám sát tư cách đạo đức của các cán bộ chính quyền, nhân viên các doanh nghiệp nhà nước, nhân viên các tổ chức do nhà nước tài trợ và các cán bộ Đảng viên. Ủy ban Giám sát có quyền tiến hành các cuộc điều tra, thẩm vấn, bắt giữ, tịch thu tài sản, và trừng phạt các quan chức bị điều tra về tội tham nhũng.

Thực tế hiện nay, bộ máy chống tham nhũng của Trung Quốc không thể truy tố các cá nhân phạm tội tham nhũng nghiêm trọng với qui mô lớn, mà loại hình này chiếm đa số các vụ sai phạm mà chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình phát hiện. Bộ máy chống tham nhũng của Trung Quốc cũng đang bị cộng đồng quốc tế chăm chú theo dõi về thực trạng thẩm vấn, giam giữ bất hợp pháp và tàn bạo, được biết đến dưới cái tên “song quy” [tiếng Hoa đọc là “shuanggui”]. Những hành động như vậy chỉ có thể được thực hiện bởi công an, kiểm sát viên và Ủy ban Giám sát mới theo luật pháp Trung Quốc.

Việc rà soát các cán bộ Đảng và các quan chức chính phủ trong chính quyền Trung Quốc hiện nay được thực hiện bởi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng và Bộ Giám sát thuộc chính phủ Trung Quốc. Trong đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương chịu trách nhiệm đối với các cá nhân tham nhũng, còn Bộ Giám sát tập trung vào các trường hợp tham nhũng của các tổ chức.

Bộ máy chống tham nhũng hiện nay chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan hành pháp do Đảng lãnh đạo ở tất cả các cấp của chính quyền. Thay vào đó, Ủy ban Giám sát mới sẽ báo cáo trước Quốc hội, cơ quan lập pháp Trung Quốc, và trước trưởng Bộ Giám sát khi được yêu cầu.

Về lý thuyết, ông Tập Cận Bình đang tạo ra một cơ chế giám sát không đảng phái trong chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, Phó Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Ngô Ngọc Lương cho rằng sẽ không có “cái gọi là một tổ chức ‘độc lập’ ở Trung Quốc mà không chịu sự lãnh đạo của Đảng”.

Các tổ chức Đảng là có địa vị đứng trên các tổ chức nhà nước tương ứng với cùng chức năng trong bộ máy chính quyền Trung Quốc. Ví dụ, Ủy ban Quân sự Trung ương Nhà nước [thường được gọi là Quân ủy Trung ương], về mặt kỹ thuật, là một cơ quan của Đảng đưa ra các quyết định quân sự ở cấp cao nhất. Do đó, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc chịu trách nhiệm báo cáo trước Ủy ban này.

Vì vậy, một số nhà quan sát tin rằng giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay chỉ đơn thuần là đang tăng cường quyền lực của cơ quan chống tham nhũng của họ, bằng việc thành lập Ủy ban Giám sát mới. Bởi vì Ủy ban Giám sát có cơ cấu tách biệt khỏi sự kiểm soát của Đảng, các nhà quan sát cũng tin rằng Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm nhiều hơn trước giới lãnh đạo trung ương khi chống lại các đối tượng ở cấp thấp hơn trong Đảng có thể gây ảnh hưởng đến các cuộc điều tra.

Ngược lại, trong trường hợp có thể xảy ra, khi giới lãnh đạo hiện nay quyết định hành động vượt ra ngoài sự kiểm soát của Đảng, thì đã có sẵn một tổ chức giám sát quốc gia, tương tự như “các quan ngự sử [các quan ngày xưa, có nhiệm vụ giám sát, vạch tội các quan phạm phép], hay giống như hệ thống kiểm soát của Trung Quốc thời tiền hiện đại, hay giống như Cơ quan Thanh tra Đài Loan,” theo ông Li Tianxiao, một nhà bình luận chính trị cao cấp của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD). Ông Li nói thêm rằng nếu kịch bản này xảy ra, Ủy ban Giám sát mới sẽ được xem như là một cải cách quan trọng đối với hệ thống chính trị. Cũng như thời báo Đại Kỷ Nguyên, NTD là một kênh truyền hình thuộc Tập đoàn Truyền thông Đại Kỷ Nguyên [Epoch Media Group].

Ông Li cho biết Ủy ban Giám sát và các luật giám sát đã sửa đổi nhưng chưa được công bố có thể cho phép ông Tập Cận Bình đưa chế độ Trung Quốc gần hơn đến “pháp quyền” hay “tinh thần thượng tôn pháp luật”, và đặt nền móng cho việc bắt giữ và truy tố một cách hợp pháp cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân.

Là người lãnh đạo tối cao tại Trung Quốc trong gần 2 thập kỷ, ông Giang và phe phái chính trị quyền lực của ông ta đã thiết lập và cố thủ một nền văn hóa tham nhũng tràn lan. Ông Giang cũng đã tiến hành một chiến dịch đàn áp tàn bạo chống lại những người dân tập Pháp Luân Công, một môn khí công theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn.

Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập cho đến nay chủ yếu nhắm vào phe phái của ông Giang. Có nhiều động thái cho thấy dường như ông Tập đang xử lý các đối tượng đàn áp Pháp Luân Công.

Ông Tập từng nói bóng gió trong các bài phát biểu vào năm ngoái rằng các đồng minh hàng đầu đã bị trừng trị của ông Giang đã phạm tội chính trị, chứ không chỉ là tham nhũng.

RELATED ARTICLES

Tin mới