Sunday, November 17, 2024
Trang chủBiển nóngMỹ sẽ mang vũ khí tối tân nhất đến Biển Đông

Mỹ sẽ mang vũ khí tối tân nhất đến Biển Đông

Mỹ bắt đầu thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch xoay trục sang châu Á, tức là luân chuyển binh sĩ, tàu chiến tới các nước đồng minh trong khu vực châu Á. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại buổi nói chuyện với quân nhân các cấp trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson ở San Diego, California, ngày 29/9.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói chuyện với quân đội Mỹ về giai đoạn hai của
chiến lược chuyển trục sang châu Á trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson ngày 29/9

Tháng 11/2011, chính quyền Obama đã đưa ra quan điểm về việc xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương trong bản khuyến nghị chính sách của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Từ đầu đến cuối, các quan chức Mỹ luôn cẩn trọng tuyên bố rằng chính sách mới không nhằm kiềm chế Trung Quốc và cũng không chỉ thuần túy là vấn đề an ninh. Thay vào đó, chính sách này tập trung vào thương mại và hợp tác đa phương.

Chiến lược xoay trục của Mỹ dựa trên hai trụ cột chính là kinh tế và quân sự. Một mặt, Mỹ thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với châu Á, với dự án thành lập một khu vực tự do mậu dịch trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mặt khác, từ nay đến 2020, Mỹ sẽ tập trung tới 60% lực lượng hải quân trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Việc luân chuyển binh sĩ, tàu chiến Mỹ tới các nước đồng minh trong khu vực châu Á được đẩy mạnh.

Trong 5 năm qua, Mỹ đã gần như hoàn tất giai đoạn một của chiến dịch xoay trục sang châu Á với việc Hiệp định TPP được chính thức phê duyệt.

Phát biểu trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng không chính thức Mỹ – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hawaii ngày 30/9, ông Ashton Carter khẳng định chính quyền sắp tới của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục chính sách xoay trục sang châu Á.

Trước đó ngày 29/9, ông Ashton Carter cho biết Mỹ sẽ mang các vũ khí tối tân nhất đến khu vực châu Á Thái Bình Dương để duy trì thế thượng phong khi thấy Trung Quốc tiếp tục đe dọa sự ổn định và hòa bình ở khu vực.

Đây là giai đoạn thứ hai trong kế hoạch của quân đội Mỹ xoay trục về châu Á, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Nói chuyện với quân đội trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson ở San Diego, California, ông Carter nói rằng khi “tái cân bằng” lực lượng về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ biết chắc rằng lực lượng của mình “vẫn là lực lượng quân sự mạnh nhất ở khu vực và cũng là đối tác an ninh được lựa chọn”.

Lời thông báo của ông Carter hàm ý bắn tiếng cho Trung Quốc biết là họ đang làm cho các nước nhỏ ở khu vực thấy bất an khi ngang nhiên bồi đắp các bãi đá ngầm thành những căn cứ quân sự khổng lồ trên biển Trường Sa cho cả không quân và hải quân nhằm khống chế cả khu vực.

Theo nhận định của ông Carter, khu vực này là “khu vực có nhiều hệ quả nhất đối với tương lai của Mỹ”. Cho nên sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Mỹ là “sự quan trọng chiến lược căn bản đối với quốc gia chúng ta”.

Bộ trưởng Carter nói thêm, Mỹ sẽ đầu tư quân sự, tăng cường khả năng tấn kích và tiếp vận bên cạch các đầu tư rất lớn về chiến tranh trên mạng và không gian. Ông nói thêm rằng Lầu Năm Góc còn có “một vài thứ ngạc nhiên nữa” nhưng không không tiết lộ thêm gì khác ngoài “một số đầu tư nhảy vọt”.

Trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Carter nói như thế với quan sĩ các cấp ở San Diego, nữ Bộ trưởng Không quân, Deborah James, cho hay Không quân Mỹ sẽ thực hiện các chuyến bay “tự do qua lại” trên không phận Biển Đông đáp trả lại các hành động quân sự hóa khu vực của Trung Quốc.

Bản tin của Không quân Mỹ hôm 17/8 nói rằng máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress, máy bay ném bom tầm xa tàng hình B-1B Lancer và B-2 Spirit, đồng loạt cất cánh lên trời rồi phân tán đi “công tác” cùng một lúc trên Biển Đông và Hoa Đông.

Trước đây, các loại máy bay ném bom tầm xa chiến lược kể trên đã từng được điều động riêng rẽ đến căn cứ Anderson trên đảo Guam. Đây là lần đầu tiên cả ba cùng có mặt như một cách biểu diễn sức mạnh ăn trùm của Không quân Mỹ tại một vùng đang có những dấu hiệu căng thẳng hơn.

“Nhiệm vụ này chứng minh Mỹ cam kết chuyển trục sang châu Á và hậu thuẫn an ninh cho các nước đồng minh tại đây”, chuẩn tướng Douglas Cox, Chỉ huy trưởng Phi Đoàn 36 nói.

Một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ khởi động giai đoạn hai của chiến lược chuyển trục sang châu Á là sớm hơn dự kiến vì bản thân giai đoạn một hiện vẫn chưa hoàn tất vì quốc hội Mỹ còn chưa thông qua Hiệp định TPP. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng chính Trung Quốc đã thúc Mỹ triển khai sớm giai đoạn hai của chiến lược sang châu Á của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới