Wednesday, January 15, 2025
Trang chủĐàm luậnSự thay đổi nhanh chóng chính sách "Một Trung Quốc" của ông...

Sự thay đổi nhanh chóng chính sách “Một Trung Quốc” của ông Trump

Sau bức điện mừng ông Trump gửi tới Bắc Kinh hôm 8/2 chúc người dân Trung Quốc một năm mới “thịnh vượng” vài ngày trước Rằm Tháng Giêng, không chậm trễ, ngày 9/2 có cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donal Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc điện đàm này Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Donald Trump hứa sẽ tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump

Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo

Tổng thống Mỹ Donal Trump nhấn mạnh: “Tôi hoàn toàn hiểu rõ tầm quan trọng của việc chính phủ Mỹ tuân thủ chính sách Một Trung Quốc. Chính phủ Mỹ sẽ duy trì việc tuân thủ chính sách Một Trung Quốc”,

Theo bản tin của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), ông Tập “vui mừng tán đồng” đề xuất tuân thủ chính sách này từ người đồng cấp Mỹ và chỉ ra nguyên tắc Một Trung Quốc là “nền tảng chính trị của quan hệ Trung-Mỹ”.

Thông cáo được Nhà Trắng công bố sau cuộc gọi cũng xác nhận ông Trump đã đồng ý “với yêu cầu do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra” về việc tuân thủ chính sách “Một Trung Quốc”. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump chính thức khẳng định chính quyền ông sẽ tuân thủ chính sách này.

Hồi tháng 12/2016, Trump – lúc đó là Tổng thống mới đắc cử đã khiến Bắc Kinh giận dữ khi điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao mà Mỹ-Trung đã tuân thủ kể từ năm 1979. Ông Trump sau đó cũng lên Twitter tỏ thái độ nghi vấn về chính sách “Một Trung Quốc”, thậm chí hé lộ khả năng “xem xét lại” hay “tái đàm phán” với Bắc Kinh về vấn đề này.

Sự bất mãn của chính phủ Trung Quốc nhằm vào Trump đã bùng lên khi ông nhận điện từ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và tuyên bố Mỹ không bị ràng buộc bởi chính sách “Một Trung Quốc”.

Trong nội dung điện đàm, hai nhà lãnh đạo “thảo luận nhiều chủ đề, và Tổng thống Donald Trump đồng ý với yêu cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình, rằng Mỹ sẽ tôn trọng chính sách ‘Một Trung Quốc'”.

Về vấn đề Đài Loan, cả ông Trump và ông Tập đều gọi điện trước cho đối phương 1 lần, và thông cáo của Nhà Trắng sau cuộc điện đàm ngày 9/2 cho thấy “sự thừa nhận của Trump về chính sách Một Trung Quốc”, điều này thể hiện sự thỏa thuận về vấn đề Đài Loan đã được hai bên làm việc trước đó.

Ngay lập tức, thông cáo của Bộ ngoại giao Trung Quốc nói Trump “nhấn mạnh ông hoàn toàn hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ chính sách ‘Một Trung Quốc’ đối với chính phủ Mỹ”.

Tuyên bố của ông Trump trong điện đàm với ông Tập được cho rằng nó ngược với những phát ngôn kể từ khi đắc cử của ông Trump về khả năng chính quyền Mỹ xét lại việc tuân thủ chính sách “Một Trung Quốc”.

Người ta thấy rõ “sự nhượng bộ” của Trump là một hành động được tính toán rõ ràng nhằm chấm dứt chuỗi căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, bị dấy lên không lâu sau khi Trump đắc cử.

Các quan chức chính quyền Mỹ kết luận rằng liên lạc giữa hai bên sẽ chỉ được nối lại nếu Tổng thống Trump công khai cam kết tuân thủ chính sách đã được Mỹ-Trung duy trì 44 năm này, mà theo đó Mỹ chỉ thừa nhận một chính phủ của Trung Quốc đặt tại Bắc Kinh.

Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng “sự xuống nước” của ông Trump về vấn đề Đài Loan sẽ khiến Mỹ gặp khó khăn hơn khi đàm phán với Bắc Kinh trong tương lai.

Việc Trump thay đổi quan điểm về vấn đề Đài Loan củng cố thêm niềm tin của những người Trung Quốc, cũng không trái với quy luật đánh giá ông chỉ là tổng thống Mỹ mới nhất “nói cứng” về Bắc Kinh trước khi chính thức nắm quyền, để rồi cuối cùng vẫn phải nhân nhượng trước thực tế về kinh tế và áp dụng các chính sách mang tính hợp tác hơn.

Điều này đồng nghĩa với chính quyền Trump sẽ gặp khó khăn hơn khi thương lượng với chính phủ Trung Quốc về các lĩnh vực như thương mại hay vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Vì sao Trump thay đổi nhanh đến vậy

Việc Trump tuyên bố tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” được cho là sự thay đổi bất ngờ và là kết quả nỗ lực “đoàn kết” của một số quan chức trong chính phủ Mỹ.

Sự điều chỉnh lập trường bất ngờ của Trump, được công khai trong thông cáo của Nhà Trắng ngày 9/2 về cuộc điện đàm giữa tân Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông Trump có cuộc gặp với Ngoại trưởng Tillerson

Tillerson cùng cố vấn an ninh quốc gia của Trump, tướng về hưu Michael Flynn và một số người khác đã cùng thuyết phục tổng thống – theo cách mà một quan chức chính phủ mô tả là “nỗ lực nhất quán” – rằng hãy tôn trọng chính sách ‘Một Trung Quốc’ là điều đúng đắn phải làm vì các mối quan hệ và ổn định khu vực.

Cuộc trao đổi qua điện thoại giữa Flynn với Ủy viên quốc vụ Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì hôm 3/2 cũng được cho là góp phần thúc đẩy diễn biến hòa dịu giữa Bắc Kinh-Washington.

Sự “can thiệp” thành công của Rex Tillerson cho thấy trong một chính quyền mà Nhà Trắng đóng vai trò trung tâm, vị tân Ngoại trưởng có tác động rất lớn đến Tổng thống và có thể góp phần điều chỉnh các quyết định ở một số vấn đề địa chính trị.

Ông Tillerson cũng ảnh hưởng lên một số ưu tiên khác của Trump như cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), đối đầu Iran hay cải thiện các mối liên hệ với Nga.

Bắc Kinh đã “bắn tín hiệu” đến Washington rằng sẽ không có cuộc điện đàm nào giữa ông Tập với Trump, và quan hệ song phương sẽ không tiến triển chừng nào Trump chưa tái cam kết với chính sách về Đài Loan

Các chuyên gia về Trung Quốc ở Mỹ nói sự thay đổi của Trump về “Một Trung Quốc” sẽ giúp giảm căng thẳng và mở đường có các cuộc thảo luận Mỹ-Trung. Nhưng họ lưu ý rằng động thái này không chứng minh Trump sẽ mềm hơn với Bắc Kinh trong các lĩnh vực khác, bao gồm vấn đề biển Đông, đe dọa áp thuế cao lên hàng hóa nhập từ Trung Quốc, hay đòi Trung Quốc gây sức ép với Triều Tiên.

Tuy vậy, việc Trump thỏa hiệp ở vấn đề được Bắc Kinh xem là lợi ích cốt lõi cũng “tạo ra nguy cơ rằng Trung Quốc sẽ nhận định Trump chỉ tuyên bố cứng rắn nhưng có thể dao động nếu họ gây đủ áp lực” . Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra bình luận tiếp theo về diễn biến tình hình này.

Vai trò mới nổi của Ngoại trưởng Tillerson cho thấy ông có thể trở thành một sức ảnh hưởng ôn hòa với cả đối tác và đối thủ của Mỹ – các bên có khả năng bị “gây nhiễu” bởi các tuyên bố cứng rắn và khó đoán của Trump.

Trong vai trò trước đây là CEO hãng dầu khí Exxon Mobil, Tillerson có mối quan hệ khá phức tạp với Bắc Kinh khi thường phải đàm phán với các doanh nghiệp dầu khí quốc doanh của Trung Quốc để bảo đảm lợi ích của Exxon tại châu Á.

Trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi đầu tháng 1 để xác nhận tư cách Ngoại trưởng, Rex Tillerson tuyên bố cần ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo trên biển Đông.

Nhưng trong một thư phúc đáp những câu hỏi sau đó của các nhà lập pháp, ông đã sử dụng ngữ điệu mềm mỏng hơn khi nói Mỹ cùng đồng minh “phải có khả năng hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc” đối với các đảo đá ở biển Đông.

Không biết việc thực hiện những điều đã nói ra sao của các nhà lãnh đạo Mỹ?

RELATED ARTICLES

Tin mới