Việc truyền thông Mỹ đã dùng những cáo buộc gay gắt nhằm vào Tân Tổng thống Trump đã khiến người dân quay lưng lại bởi những phương tiện này chỉ quan tâm tới chính kiến của mình mà bỏ qua lợi ích của độc giả.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mới đây trên phiên bản điện tử của tờ Townhall, nhà bình luận Cal Thomas đưa ra nhận định rằng các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ đã đặt ra mục tiêu chống phá tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và cũng không có ý định giảm cường độ những bình luận gay gắt trên phương tiện của mình.
Thêm vào đó, “cuộc chạy đua sống còn” giữa ông Trump và truyền thông đã cho thấy rằng những người lạc hậu không bao giờ theo kịp thực tế mới. Phần lớn các nhà báo sống trong thế giới riêng của mình. Họ tin rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ do đảng Dân chủ dẫn dắt, chứ không quan trọng họ đã phản bội bao nhiêu lần những người dân, mà lẽ ra truyền thông phải là đại diện cho mối quan tâm của họ.
Hầu hết các phóng viên của các phương tiện truyền thông hàng đầu đều làm việc thông qua “bộ lọc” dân chủ kiểu này, và qua đó truyền tải lại các tư tưởng của chính quyền mới của Mỹ. Một số phóng viên cho rằng cần phải để các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và họ cũng đúng ở một mức độ nào đó, nhưng họ lại không nghĩ rằng chính mình cũng phải chịu trách nhiệm trong cùng một vấn đề.
Nhà báo Thomas nhấn mạnh: “Họ (các phương tiện truyền thông) có suy nghĩ là mình có quyền nói về mọi thứ và đổ lỗi cho tất cả, ngay cả Tổng thống. Còn khi họ đưa tin sai, thì sẽ được dễ dàng cho qua, còn nếu phát hiện ra những sai sót không được quang minh cho lắm thì các ông chủ của họ sẽ đòi bằng được một lời xin lỗi.
Tôi không thể nhớ lần gần đây nhất ai đó trong số các nhà báo xin lỗi Tổng thống Mỹ vì đưa tin sai lệch là khi nào.Cũng đừng mong đợi điều đó xảy ra với Ngài Tổng thống hiện nay. Dường như truyền thông đang rất háo hức chống phá ông ấy”.
Ông Trump là một lãnh đạo khác thường có thể đối phó với truyền thông bình thường, và họ không hiểu điều này. Những người ủng hộ ông Trump cũng không ưa những thành phần chỉ quan tâm đến bản thân hơn là đất nước. Những người này hiềm khích với các trang tin hàng đầu vốn chẳng trú trọng đến các giá trị truyền thống và niềm tin của họ. Ông Thomas cho rằng, người dân đã tìm thấy ở vị Tổng thống mới hình ảnh của một người sẽ đáp trả giúp họ.
Tác giả bài báo nhận xét, không ai phủ nhận quyền của nhà báo và các bổn phận hoài nghi về quyết định của cơ quan chức năng, nhưng hiện giờ có quá nhiều trường hợp những lời chỉ trích của giới truyền thông lại trở thành bị hoài nghi.
Nhà báo đưa ra ví dụ: “Hãy tưởng tượng rằng bạn có một nhà hàng, và thực khách phản ánh với bạn rằng họ không ưng ý với thực phẩm, giá thành quá cao, nhà vệ sinh bẩn và các nhân viên không thân thiện. Bạn sẽ có 2 lựa chọn: hoặc trả lời khiếu nại hoặc để khách hàng bỏ sang cửa hàng khác”.
Ông Thomas nhấn mạnh, rằng rõ ràng truyền thông Mỹ đã chọn lựa phương án thứ hai và bảng đánh giá cũng như lượt đăng ký cho thấy người dân đã quay lưng lại với họ.