Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 08/03

Bản tin Biển Đông ngày 08/03

Bản tin Biển Đông ngày 08/03/2017.

Trung Quốc lên kế hoạch mở các chuyến du lịch bằng đường hàng không ra Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

Ngày 7/3, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, theo nguồn tin từ giới chức Hải Nam, Trung Quốc, phía nước này dường như đang chuẩn bị mở các chuyến du lịch bằng đường hàng không tới Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho hay, các kế hoạch tour du lịch bằng đường hàng không này được xem như một ưu tiên trong chính sách của Hải Nam năm 2017 và hiện đang vận động các bộ ngành, các đơn vị quân đội có liên quan. Trước đó, Trung Quốc cũng đã mở các chuyến du lịch bằng du thuyền tới các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, nhưng đây là lần đầu tiên nước này mở các chuyến hàng không để phục vụ khách du lịch.

Tự do hàng hải ở Châu Á mới là mối quan tâm đối với Mỹ

Ngày 7/3/2017, tạp chí The Diplomat đăng bài viết “Đối với Mỹ, tự do hàng hải ở Châu Á đáng lo ngại hơn Trung Quốc” của nhà báo Ankit Panda. Để khẳng định tự do hàng hải ở Châu Á mới là mối quan tâm đối vơi Mỹ, bài viết đề cập đến bản báo cáo mới được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra về hoạt động Tự do hàng hải ở khu vực Châu Á, trong đó tập trung chủ yếu vào ba trong số bốn hoạt động tự do hàng hải mà chính quyền Obama đã thực hiện ở Biển Đông, gần các cấu trúc mà Trung Quốc chiếm đóng một cách trái phép. Báo cáo cũng đã khẳng định rõ, Mỹ không hề phân biệt giữa đồng minh, đối tác và đối tượng khi khẳng định quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế. Điểm cốt lõi trong chính sách của Mỹ ở Biển Đông từ trước đến nay là ủng hộ luật pháp quốc tế, tự do hàng hải và hàng không, ngoài ra không thể hiện lập trường nào về chủ quyền đối với các cấu trúc riêng lẻ ở Biển Đông. Về Trung Quốc, báo cáo nhấn mạnh hoạt động tự do hàng hải của Mỹ đã thách thức một loạt các yêu sách thái quá của Trung Quốc ở hai khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, chẳng hạn như các yêu sách “đường cơ sở thẳng; thẩm quyền đối với vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế…”. Dù không phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, Hải quân Mỹ lại coi những quy định trong Công ước này là nền tảng của luật tập quán quốc tế, bảo vệ tự do hàng hải của các tàu dân sự cũng như quân sự trong khu vực. Trong khi đó, để tìm cách hạn chế sự can dự của Mỹ ở khu vực, Bắc Kinh lại đưa ra cách tiếp cận khác tách bạch hai loại tàu này. Tuy nhiên, tác giả giải thích rằng, cách tiếp cận này không hợp lý vì theo Công ước, các tàu quân sự nước ngoài được tự do tiến hành những hoạt động thường xuyên trong vùng đặc quyền kinh tế, chỉ hạn chế những hoạt động “không vô hại” trong lãnh hải của quốc gia ven biển.

RELATED ARTICLES

Tin mới