Khi ASEAN không thể đồng thuận với nhau như một khối thống nhất, đó là thời điểm thích hợp nhất để Trung Quốc sẽ thực hiện chiến lược chia để trị bằng cách thuyết phục từng bên.
Nước Anh trong quá trình kích hoạt Brexit Nhà nghiên cứu Phar Kim Beng, một cựu học giả thuộc Quỹ Nhật Bản và là Chủ tịch của công ty tư vấn Echo Strategic Insight đặt trụ sở tại Malaysia, ngày 18/3 có bài phân tích: “Tại sao Brexit tăng cường bàn tay của Bắc Kinh ở Biển Đông?”
Đánh giá thế nào ảnh hưởng của Brexit đối với ASEAN
Kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN trong bối cảnh (EU) thực thể là nguồn cảm hứng sáng tạo của khối kể từ khi thành lập năm 1967 đến nay, đang mất dần một trong những thành viên quan trọng nhất, đang bị chia cắt ra từng mảng.
Trong tuần này Quốc hội Anh xem xét các điều khoản của Brexit, con đường phía trước là rất rõ ràng. Thủ tướng Theresa May đã kích hoạt quá trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu trong 2 năm.
Bà May đã cam kết tiến trình xem xét này sẽ kết thúc vào cuối tháng, thậm chí một số người cho rằng điều này có thể xảy ra sớm hơn vào tuần tới.
Trong khi Brexit có vẻ như là chuyện xa xôi mãi trời Âu, nhưng ý nghĩa của nó với ASEAN không nên đánh giá thấp, ngay cả với cơ chế Hội nghị Cấp cao Đông Á với 16 quốc gia. Tại sao chúng ta lại nhận định như vậy?
ASEAN khá giống với EU ở chỗ, khối được xây dựng trên cùng một nguyên tắc: loại bỏ những căng thẳng trong khu vực. Nếu EU thất bại hoặc vấp ngã nghiêm trọng, làm thế nào ASEAN có thể thành công? Câu hỏi này đặc biệt phù hợp khi xem xét ý chí chính trị đã thúc đẩy sự thành lập 2 cộng đồng này.
Sự thành lập cộng đồng chung Châu Âu (EU) nó xuất hiện từ ý tưởng của một cựu chiến binh Pháp, André Boulloche. Ông đã chứng kiến sự kinh hoàng của Chiến tranh Thế giới thứ II, một nửa thành viên gia đình ông trở thành nạn nhân của Đức Quốc Xã. Sự tàn phá này là ý tưởng của một châu Âu không bị chia cắt bởi sự ganh đua dường như vĩnh viễn giữa Pháp và Đức.
Cả ASEAN lẫn khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Đông Á đều không có điểm chung nào với sự khởi nguồn của liên minh Châu Âu về sự khởi nguồn
ASEAN tập trung vào sự tiện lợi và được điều khiển bởi logic của thị trường, chứ không phải là bản năng nhân đạo sâu sắc. Vậy lấy gì đảm bảo mối liên kết trong ASEAN sẽ kéo dài, bền vững hơn EU?
Hơn nữa, sự thật trong các tuyên bố của ASEAN cho thấy, việc ra quyết định của khối được kiểm soát nhiều hơn, nhưng lại ít cấu trúc hơn so với EU. Trong khi EU đã có đủ mức độ quan liêu và ngột ngạt, đây là một phần lý do người Anh đã chọn để tự giải thoát mình khỏi những ý tưởng hội nhập khu vực dựa trên tham vọng siêu khu vực của các chính trị gia.
Thậm chí ngay cả Vương quốc Anh với sự tồn tại lâu đời hơn nhiều so với EU, cũng đối mặt với sự phân rã khi Scotland muốn rời khỏi nước Anh. Bất kể động thái Thủ hiến Scotland, bà Sturgeon muốn trưng cầu dân ý về việc Scotland rời khỏi nước Anh kết quả ra sao, nhưng thông điệp của nó là rõ ràng: niềm tin vào các “dự án khu vực” đang biến mất.
Đó là thông điệp ASEAN nên chú ý để xem xét lại tầm nhìn của mình. Tuy nhiên điều này không đơn giản, bởi sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa Trung Quốc và phần còn lại của khu vực.
Đông Nam Á sẽ bị thúc đẩy bởi một logic thị trường chiếm ưu thế hơn mọi thứ khác. Theo các nhà nghiên cứu sẽ khó có thể có một cộng đồng xã hội, văn hóa, chính trị để nói chuyện.
Các chính trị gia sẽ trả chi phí là làm nổi bật tầm quan trọng của một cộng đồng, nhưng các dự án như vậy sẽ không mấy ý nghĩa.
Brexit ảnh hưởng Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông
Brexit trong khi đó cũng sẽ có ảnh hưởng địa chính trị thực sự và ngay lập tức đối với mối quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN, thậm chí là với Hội nghị Cấp cao Đông Á.
Sự sụp đổ chậm của EU – nếu đó thực sự là những gì chúng ta đang chứng kiến – sẽ khuyến khích Trung Quốc rằng, họ có đủ khả năng để bỏ qua cả ASEAN lẫn cơ chế Hội nghị Cấp cao Đông Á. ASEAN có thể cố gắng tranh thủ Hoa Kỳ và Nhật Bản để làm đối trọng với Trung Quốc đang theo đuổi quyền bá chủ.
Nhưng nếu một hành động cân bằng như vậy bị đánh giá sai, sự tin cậy trong ASEAN sẽ bị giáng một đòn và càng kích thích Trung Quốc thống trị và kiểm soát tất cả các phương tiện cần thiết. Trong ý nghĩa này, Brexit cung cấp cho Trung Quốc một lợi thế so với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông. Nó sẽ kích thích Bắc Kinh phải kiên nhẫn.
Nếu ASEAN là một “dự án khu vực thất bại”, hãy để nó tự sụp đổ, Bắc Kinh sẽ suy luận như thế. Khi ASEAN thấy không thể liên kết chặt chẽ được với nhau, hoặc không thể trở thành đồng minh của Mỹ, Nhật Bản, sẽ không còn lựa chọn nào khác là “trở về với Trung Quốc”.
Và khi ASEAN không thể đến với nhau như một khối thống nhất, lúc này Trung Quốc sẽ thực hiện chiến lược chia để trị bằng cách thuyết phục từng bên trong các bên có yêu sách ở Biển Đông để đàm phán trực tiếp.
Nước nào cũng coi lợi ích quốc gia dân tộc là trên hết
Trong bối cảnh Biển Đông ngày càng phức tạp, bước đi quân sự hóa và độc chiếm từng bước của Trung Quốc ngày một tinh vi thì Brexit ở châu Âu, Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ hay Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines có lẽ không phải những sự kiện ngẫu nhiên, mà là một xu thế quay trở lại với lợi ích quốc gia dân tộc sau một thời gian dài các chính trị gia chạy theo lý tưởng đại đồng.
Một cộng đồng, một liên kết chỉ có thể tồn tại lâu dài dựa trên nền tảng vừa có chung lợi ích, vừa tương đồng về trình độ phát triển, nhất là kinh tế. Quy luật kinh tế, xã hội và thị trường sẽ vẫn là động lực chi phối những biến động địa chính trị khu vực và toàn cầu, chứ không phải ý chí hay mong muốn chủ quan của một vài chính khách.
Tuy nhiên, bản thân Trung Quốc cũng không phải không có những vấn đề và thách thức nội tại của họ. Việc họ chào mời tham gia các siêu dự án khu vực và toàn cầu đại loại như “một vành đai, một con đường” hay cái gọi là “cộng đồng chung vận mệnh”, chẳng qua cũng chỉ là hình thức khác của ý chí chính trị muốn làm bá chủ khu vực, toàn cầu mà thôi.
Mọi người hãy chờ xem những gì diễn ra ở phía trước!