Chắc chắn kết quả khảo sát được đưa ra là dành cho đối tượng đang dùng ôtô, chứ người đi xe máy không ai đồng ý bỏ.
85% người dân Hà Nội đồng ý bỏ xe máy?
Bỏ xe máy thì đi bằng gì?
Ngày 24/3, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến “Vỉa hè, chống ùn tắc và trách nhiệm công dân”, trong buổi tọa đàm, ông Lê Đỗ Mười – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT) – đưa ra một thông tin lý thú: 85% số người dân Hà Nội ủng hộ loại bỏ xe máy, dựa trên mẫu là 16.000 tờ phiếu khảo sát.
Trước thông tin trên, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với những người dân đang sử dụng phương tiện xe máy để di chuyển. Theo đó, 100% số người được hỏi phản đối việc bỏ xe máy. Họ bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào kết quả khảo sát trên và nghi ngờ, chỉ những người đang không đi xe máy mới muốn bỏ loại hình giao thông này.
Bạn Nguyễn Đình Hòa (28 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Tôi không tin kết quả khảo sát này là đúng, số người dân Việt Nam hay người dân Hà Nội đều đi xe máy nhiều như thế, giờ bỏ xe máy thì lấy gì mà đi? Tôi nghĩ sẽ không có ai đi xe máy mà lại đồng ý bỏ, chắc người trả lời khảo sát sử dụng phương tiện ô tô là chủ yếu. Tôi rất lo ngại, nếu bỏ xe máy đi thì đi bằng phương tiện gì, trong khi xe bus, phương tiện công cộng lại chưa đủ đáp ứng.
Mà thực tế lại không tiện cho người dân đi, Hà Nội nhiều ngõ ngách, đi đến điểm A thì có khi xe bus chỉ đến được điểm B, phải đi bộ, ngắn thì còn được, xa thì ai chịu. Mà nhiều người mưu sinh bằng xe máy, có ai tự chặt tay của mình đâu?”.
Bên cạnh đó, bạn Hòa cũng chỉ rõ, bản thân mình rất ít khi đi xe bus vì chật chội, móc túi, đi cảm giác không thoải mái, nhất là giờ cao điểm tắc đường, chen chúc, rất đáng sợ.
Bạn Nguyễn Thu Linh (35 tuổi, Hà Nội) cho hay, chắc kết quả này toàn đi khảo sát những người đang đi ô tô, nên mới đồng ý loại bỏ xe máy. Giờ toàn đi làm bằng xe máy, nếu cấm thì đi bằng gì?
Trong khi đó, cũng rất nhiều ý kiến khác đều bức xúc, khảo sát này kết quả không đúng, vì nếu bản thân những người đang sử dụng xe máy mà nói loại bỏ xe máy thì họ đi làm, đi chơi, đưa đón con đi học bằng gì?.
Nói quan điểm của mình, bạn Hồ Thị Thanh Huyền (27 tuổi, Hà Nội) cho hay: “Nếu cấm xe máy thì người dân Hà Nội đi bằng gì, đi xe buýt thì nào là bị xâm hại, sờ mó, lượng người lại đông, đứng chen chúc nhau, trong khi ô tô riêng thì không có, vậy người dân thu nhập thấp, trung bình thì biết làm thế nào?
Nếu bản thân tôi được hỏi thì tôi cũng sẽ nói luôn là không đồng ý, cho nên quan trọng 16.000 phiếu khảo sát là hỏi ai, đối tượng nào, hỏi người già, trẻ con cũng là hỏi, những người hiếm khi sử dụng các phương tiện cá nhân.
Tôi đoán kết quả này là khảo sát đối tượng đang sử dụng ô tô là chính”.
Có ô tô nhưng không phải lúc nào cũng tiện sử dụng
Trong khi đó, cũng bất ngờ trước kết quả trên, bạn Lê Thị Nga (22 tuổi, Hà Nội) cho rằng, việc bỏ xe máy cá nhân nên xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân hơn là việc cấm cản ai làm gì, nếu không có tiền đương nhiên tôi phải đi xe máy, chứ không thể đi ô tô. Mà đi xe máy tôi đã phải chấp nhận chịu khói bụi mưa nắng. Vấn đề ở đây nhà nước nên thay đổi quy hoạch con đường sao cho phù hợp với các nhu cầu thiết thực của người dân.
“Đúng là nhiều người ngày càng giàu lên và họ có nhu cầu đi ô tô, như vậy thì phải làm đường tốt, đường đẹp, tổ chức giao thông có quy mô…chứ không phải tắc đường đổ lỗi tại ô tô hay xe máy, rồi cấm cản ai không được đi xe gì, được đi xe gì.
Đặc biệt là các quy mô đường như Hà Nội lắm ngóc ngách thì buộc đi xe máy cho tiện chứ ai đi ô tô? Các ông làm gì cũng được, có điều làm gì cho dân thấy hợp lý mà làm theo”, bạn Nga cho hay.
Còn bạn Hoàng Đạt (40 tuổi, Hà Nội) thì cho rằng, đến 80% người dân Hà Nội sử dụng xe máy, thế mà 85% người dân đồng ý bỏ xe máy thì không biết họ đi bằng gì, hư cấu hết sức.
“Hệ thống giao thông công cộng thì chưa phát triển, chỉ đáp ứng chưa được 20% nhu cầu đi lại của người dân thì làm sao bỏ xe máy cá nhân”, bạn Đạt nói thêm.
Trong khi đó, bạn Phan Tiến Duy (30 tuổi, Hà Nội) nhận định: “Chắc chắn những người được hỏi khảo sát đang có ô tô đi, nên mới bỏ xe máy.
Nhưng bản thân tôi có xe ô tô nhưng cũng không phải đi đâu tôi cũng dùng, thỉnh thoảng đi ăn những nơi sang chảnh với bạn bè, đưa cả nhà đi ăn thì đi ô tô cho tiện. Chứ còn đi làm ngay gần cơ quan, hoặc đi đâu mà vào những đoạn đường ngắn, ngõ nhỏ nhiều, tôi toàn đi xe máy là chính. Nói chung không thể bỏ xe máy được, trong thực tại hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam”.
Mà thực tế lại không tiện cho người dân đi, Hà Nội nhiều ngõ ngách, đi đến điểm A thì có khi xe bus chỉ đến được điểm B, phải đi bộ, ngắn thì còn được, xa thì ai chịu. Mà nhiều người mưu sinh bằng xe máy, có ai tự chặt tay của mình đâu?”.
Bên cạnh đó, bạn Hòa cũng chỉ rõ, bản thân mình rất ít khi đi xe bus vì chật chội, móc túi, đi cảm giác không thoải mái, nhất là giờ cao điểm tắc đường, chen chúc, rất đáng sợ.
Bạn Nguyễn Thu Linh (35 tuổi, Hà Nội) cho hay, chắc kết quả này toàn đi khảo sát những người đang đi ô tô, nên mới đồng ý loại bỏ xe máy. Giờ toàn đi làm bằng xe máy, nếu cấm thì đi bằng gì?
Trong khi đó, cũng rất nhiều ý kiến khác đều bức xúc, khảo sát này kết quả không đúng, vì nếu bản thân những người đang sử dụng xe máy mà nói loại bỏ xe máy thì họ đi làm, đi chơi, đưa đón con đi học bằng gì?.
Nói quan điểm của mình, bạn Hồ Thị Thanh Huyền (27 tuổi, Hà Nội) cho hay: “Nếu cấm xe máy thì người dân Hà Nội đi bằng gì, đi xe buýt thì nào là bị xâm hại, sờ mó, lượng người lại đông, đứng chen chúc nhau, trong khi ô tô riêng thì không có, vậy người dân thu nhập thấp, trung bình thì biết làm thế nào?
Nếu bản thân tôi được hỏi thì tôi cũng sẽ nói luôn là không đồng ý, cho nên quan trọng 16.000 phiếu khảo sát là hỏi ai, đối tượng nào, hỏi người già, trẻ con cũng là hỏi, những người hiếm khi sử dụng các phương tiện cá nhân.
Tôi đoán kết quả này là khảo sát đối tượng đang sử dụng ô tô là chính”.
Có ô tô nhưng không phải lúc nào cũng tiện sử dụng
Trong khi đó, cũng bất ngờ trước kết quả trên, bạn Lê Thị Nga (22 tuổi, Hà Nội) cho rằng, việc bỏ xe máy cá nhân nên xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân hơn là việc cấm cản ai làm gì, nếu không có tiền đương nhiên tôi phải đi xe máy, chứ không thể đi ô tô. Mà đi xe máy tôi đã phải chấp nhận chịu khói bụi mưa nắng. Vấn đề ở đây nhà nước nên thay đổi quy hoạch con đường sao cho phù hợp với các nhu cầu thiết thực của người dân.
“Đúng là nhiều người ngày càng giàu lên và họ có nhu cầu đi ô tô, như vậy thì phải làm đường tốt, đường đẹp, tổ chức giao thông có quy mô…chứ không phải tắc đường đổ lỗi tại ô tô hay xe máy, rồi cấm cản ai không được đi xe gì, được đi xe gì.
Đặc biệt là các quy mô đường như Hà Nội lắm ngóc ngách thì buộc đi xe máy cho tiện chứ ai đi ô tô? Các ông làm gì cũng được, có điều làm gì cho dân thấy hợp lý mà làm theo”, bạn Nga cho hay.
Còn bạn Hoàng Đạt (40 tuổi, Hà Nội) thì cho rằng, đến 80% người dân Hà Nội sử dụng xe máy, thế mà 85% người dân đồng ý bỏ xe máy thì không biết họ đi bằng gì, hư cấu hết sức.
“Hệ thống giao thông công cộng thì chưa phát triển, chỉ đáp ứng chưa được 20% nhu cầu đi lại của người dân thì làm sao bỏ xe máy cá nhân”, bạn Đạt nói thêm.
Trong khi đó, bạn Phan Tiến Duy (30 tuổi, Hà Nội) nhận định: “Chắc chắn những người được hỏi khảo sát đang có ô tô đi, nên mới bỏ xe máy.
Nhưng bản thân tôi có xe ô tô nhưng cũng không phải đi đâu tôi cũng dùng, thỉnh thoảng đi ăn những nơi sang chảnh với bạn bè, đưa cả nhà đi ăn thì đi ô tô cho tiện. Chứ còn đi làm ngay gần cơ quan, hoặc đi đâu mà vào những đoạn đường ngắn, ngõ nhỏ nhiều, tôi toàn đi xe máy là chính. Nói chung không thể bỏ xe máy được, trong thực tại hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam”.