Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐàm luậnVì sao Mỹ chưa dám tấn công Triều Tiên?

Vì sao Mỹ chưa dám tấn công Triều Tiên?

 Cuộc tấn công bất ngờ của Mỹ vào Syria và những tuyên bố hùng hồn Tổng thống Donald Trump đã khiến nhiều người đồn đoán rằng, Mỹ có thể sẽ sớm can thiệp quân sự vào Triều Tiên.  Liệu chiến tranh có xảy ra hay lại có cuộc đàm phán để hạ hỏa của tất cả các nước tham chiến?

Sự kiềm chế của mỗi bên giữa Mỹ, Triều Tiên và Trung quốc đều được coi là “cái được” của bên kia

Tuy nhiên, mới đây một vài lí do khiến Mỹ sẽ không thể hành động với Triều Tiên như những gì đã làm với Syria do một phương án quân sự với quốc gia này là vi phạm nhiều hiệp định và có thể gây ra nhiều rủi ro cho các nước trong khu vực. 

Mỹ không thể tấn công Triều Tiên như Syria

Vi phạm hiệp định nếu tấn công trước: Bán đảo Triều Tiên luôn trong tình trạng chiến tranh. Cuộc chiến chỉ tạm dừng vào ngày 27-7-1953 với một hiệp định đình chiến kí giữa Washington và Bắc Kinh. Nếu Mỹ tấn công trước, Washington sẽ phá vỡ một hiệp định được Liên Hợp Quốc bảo hộ.

Cái Mỹ thua và không được là vẫn bị Triều Tiên thách thức. Là Bình Nhưỡng vẫn phóng tên lửa cho dù Mỹ đánh giá vụ phóng tên lửa không thành công. Là Triều Tiên vẫn có thể lại thử hạt nhân trong tương lai, “bất ngờ và bất chấp tất cả” giống như Mỹ.

Cái được của Triều Tiên ở lần này là khẳng định vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa ngay cả khi bị áp lực mạnh mẽ chưa từng thấy cả về chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh từ tất cả các bên mà không để bùng phát đụng độ quân sự trực tiếp với Mỹ.

Triều Tiên và Syria có sự khác biệt lớn

Triều Tiên là đối thủ đáng gờm: Syria không hề có vũ khí hạt nhân, trong khi khả năng hạt nhân của Triều Tiên đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong những năm gần đây. Bình Nhưỡng đã thử hạt nhân 5 lần và khẳng định đã thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân để gắn lên tên lửa. Triều Tiên có tên lửa đạn đạo tầm xa.

Triều Tiên đã phải hứng chịu rất nhiều cuộc thử nghiệm tên lửa thất bại, tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng, sự thất bại này khiến Triều Tiên rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn và nước này có thể phát triển tên lửa với tầm bắn vươn tới Mỹ trong một vài năm tới. 

Triều Tiên không có sự phụ thuộc lớn vào nước ngoài, sự độc lập của Triều Tiên khiến Mỹ và các nước đồng minh không dám manh động. Sự bí ẩn của Triều Tiên khiến nhiều nước mạnh cũng phải dè chừng.

Liệu Trung Quốc có là chỗ dựa cho Triều Tiên khi bị Mỹ tấn công?

Vi phạm đồng minh truyền thống: Từ trước, Trung Quốc vẫn được coi là đồng minh của Triều Tiên. 1961, Triều Tiên và Trung Quốc đã từng kí hiệp định hỗ trợ và hợp tác hữu nghị, trong đó cam kết giúp đỡ quân sự tức thì khi một trong 2 nước bị tấn công từ một thế lực bên ngoài. Hiệp định này đã được gia hạn 2 lần và sẽ kéo dài đến năm 2021. 

Khi ông Tập sang Mỹ, cân nhắc thiệt hơn, ông Tập cũng phải ngậm bồ hòn khi bị mang Triều Tiên ra để mặc cả. TQ đã có một số động thái phản ứng lại Triều Tiên trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.

Tuy nhiên, việc Triều Tiên không thử hạt nhân mà chỉ phóng tên lửa, lại là loại tên lửa không mới cho thấy nước này cũng đã chủ ý không tạo cớ cho Mỹ phát động chiến tranh và đẩy Trung Quốc vào tình thế khó xử nhất khi đứng giữa hai đối tác.

Trung Quốc thở phào nhẹ nhõm khi kịch bản tồi tệ nhất đã chưa xảy ra. Cái được đối với Trung Quốc là góp phần tác động để Triều Tiên không thử hạt nhân, tức là trang trải được phần nào với Mỹ, trong khi cái không được là Triều Tiên vẫn phóng tên lửa, vẫn quyết chí “sống mái” với Mỹ.

Trung Quốc cố gắng tìm một giải pháp hòa bình

Trung Quốc muốn biến Triều Tiên thành lá chắn các nước đồng minh của Mỹ: Trung Quốc lo sợ người tị nạn Triều Tiên có thể tràn sang các tỉnh sát biên giới nếu Triều Tiên trong tình trạng chiến tranh.

Từ quan điểm chính trị, Bắc Kinh cũng luôn coi Triều Tiên như một vùng đệm để hạn chế tầm ảnh hưởng quân sự đến từ các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nếu chiến tranh xảy ra, liệu Trung Quốc có dám đối đầu với Mỹ để bảo vệ Triều tiên? Trung Quốc đã nhìn thấy một sự phản đòn nếu Mỹ tấn công Triều Tiên. Với chiêu bài ổn định khu vực, Trung Quốcphản đối sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Triều Tiên. Thực ra, trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc chỉ muốn bảo vệ cho chính mình.

Nước ủng hộ biện pháp quân sự của Mỹ vào Triều Tiên?

Đồng Minh của Mỹ chưa hẳn ủng hộ Mỹ tấn công Triều Tiên: Cả Hàn Quốc và Nhật bản đều ưu tiên các biện pháp phi quân sự. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng chỉ nằm cách biên giới Hàn Quốc – Triều Tiên khoảng 40km và rất dễ bị tấn công bởi tên lửa Triều Tiên. Liệu Triều Tiên có để yên khi tên lửa THAAD của Mỹ đã đặt trên đất Hàn Quốc

Chính Mỹ cũng khẳng định rằng, Mỹ “không thể bảo vệ Seoul trong 24 đến 48 giờ đầu nếu có xảy ra chiến tranh với Triều Tiên”. 

Thậm chí cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng từng tranh luận gay gắt về khả năng ném bom lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên vào năm 1994. Thời điểm đó, ông đã bị các cố vấn quân sự thuyết phục rằng, cường độ chiến đấu với Triều Tiên “có thể lớn hơn bất kỳ cuộc chiến nào mà thế giới từng chứng kiến kể từ cuối chiến tranh Triều Tiên – Hàn Quốc”.

Ai cũng trong tình trạng giữa thắng và thua, giữa mất và được như thế nên cuộc giằng co giữaMỹ, Trung Quốc và Triều Tiên sẽ còn tiếp tục, căng thẳng và đối đầu ở khu vực chưa dễ sớm thuyên giảm. Cả ba vừa toan tính chiêu bất ngờ mới, vừa xác định công thủ lâu dài.

RELATED ARTICLES

Tin mới