Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ lặp lại sai lầm Mỹ từng mắc phải tại Pakistan?

TQ lặp lại sai lầm Mỹ từng mắc phải tại Pakistan?

Thông qua việc bơm hàng tỷ đô la vào CPEC, Trung Quốc muốn giảm lệ thuộc vào hàng nhập khẩu đi qua Eo biển Malacca và chuyển hướng đến cảng Gwadar (Pakistan).

Năm 2015, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo Trung Quốc sẽ bơm một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 46 tỷ $ vào Pakistan, rất nhiều người, kể cả nhóm ủng hộ của ông Tập không khỏi ngạc nhiên.

Còn các tầng lớp quân sự và chính trị của Cộng hòa Hồi giáo Pakistan lại ngang nhiên chỉ trích các khoản viện trợ từ bên ngoài để đổi lấy sự bất ổn quốc gia.

Điều này đã được lịch sử ghi nhận, theo đó kể từ tháng 4/1948, tức tháng sau khi giành được độc lập, Thủ tướng Pakistan lúc đó là Liaquat Ali Khan đã quyết định chi 3/4 ngân sách quốc gia cho quốc phòng, phần lớn do Mỹ viện trợ.

Con đường tơ lụa của Trung Quốc

Ông Tập không nghi ngờ gì về các khoản đầu tư Trung Quốc giúp của Pakistan, như đầu tư mạng lưới đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp điện và các dự án cảng…, được gọi chung là Dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc- Pakistan, hoặc CPEC.

Người Trung Quốc khăng khăng lập luận, rằng những dự án nói trên không chỉ là cầu nối Trung Quốc với các nhà cung ứng từ Châu Âu và Đông Nam Á, mà còn thúc đẩy sự ổn định và phát triển ở các nước trong khu vực.

Ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng tin rằng hàng tỷ đô la của Trung Quốc đổ vào Pakistan sẽ giảm bớt những ràng buộc về nguồn cung cấp lâu dài của Pakistan và có thể làm giảm áp lực lên ngân sách phát triển của quốc gia hồi giáo này.

Trung Quoc lap lai sai lam My tung mac phai tai Pakistan?
Con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển của Trung Quốc.

Theo trang tin Bloomberg.com, điều đó phản ánh sự lạc quan mù quáng mà cả người Mỹ lẫn Trung Quốc xưa nay đều mắc phải, thay vì làm cho khu vực thịnh vượng, nó sẽ làm cho tình hình an ninh trở nên rối ren hơn.

Vì vậy nếu người Trung Quốc không thận trọng họ sẽ lặp lại vết xe đổ mà Mỹ đã từng làm cách đây gần 7 thập kỷ.

CPEC

Là một phần của CPEC, các khoản vay của Trung Quốc sẽ đổ vào Pakistan để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cho các nhà máy điện và cho các cầu cảng lẫn đường cao tốc.

Bắt đầu là các dựa án nhà máy điện, 18 tỷ $ dành cho lĩnh vực sản xuất điện, trọng tâm đến nhà máy nhiệt điện đốt than, và 10 $ được hứa hẹn cho các dự án đường cao tốc, cầu cảng và đường sắt của Pakistan.

Từ lâu, Trung Quốc thường đưa ra những lời hứa khổng lồ, và chính họ cũng bị “kẹt” bởi những dự án vĩ mô nói trên.

Nhưng người Pakistan lại hy vọng, giúp họ phát triển những ngành công nghiệp ăn theo như xi măng, chứng khoán, hay bất động sản…

Đối với Trung Quốc, lợi ích của hành lang CPEC dường như đã rõ. Phần lớn chiến lược Trung Quốc áp dụng là để “tránh đi qua eo biển Malacca”: 80% lượng dầu và phần lớn dung lượng thương mại của Trung Quốc phải đi qua eo Malacca, rất dễ bị Mỹ hoặc Ấn Độ phong tỏa.

Ngoài ra, với hành lang CPEC nó sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt sự lệ thuộc trung chuyển dầu hoặc hàng hoá vào cảng biển Ảrập mới của Trung Quốc tại Gwadar ở tỉnh Baluchistan của Pakistan, sau đó hàng hoá vận chuyển tiếp tới Tân Cương.

Theo các nhà phân tích Trung Quốc, nhờ hành lang CPEC, Trung Quốc giúp cải thiện nền kinh tế của Pakistan, ổn định chính trị và làm cho khu vực này trở nên ôn hoà hơn.

 
Dự án CPEC.

Lập luận như vậy cho thấy Trung Quốc đã bỏ qua hai bài học quá khứ mà Mỹ từng mắc phải.

Thứ nhất, Trung Quốc đã phớt lờ chính sách đối nội của Pakistan, làm cho nội bộ Pakistan trở nên rối ren.

Ngay cả giới chức tỉnh Baluchistan (tỉnh có diện tích lớn nhất ở Pakistan, chiếm xấp xỉ 44% tổng diện tích cả nước, dân số gần 6,6 triệu người) phẫn nộ và cho rằng CPEC chạy qua tỉnh và tỉnh lân cận Khyber Pakhtunkhwa là mang lại lợi ích chủ yếu cho các tỉnh phía đông Punjab và Sindh, đặc biệt là Punjab, nơi được coi là “sân sau” của Thủ tướng Nawaz Sharif, từng được cai trị bởi anh trai Shahbaz.

Đối với người Trung Quốc, đây là những vùng biển chưa được biết đến nên họ phải cân bằng lợi ích cho giới tinh hoa cầm quyền Islamabad và Lahore cũng như cho những người dân địa phương ở Baluchistan.

Nếu Trung Quốc không làm như vậy, tình kình kinh tế và chính trị của Pakistan sẽ tồi tệ hơn.

Bài học thứ hai, và cũng giống Mỹ, Trung Quốc không đủ sức hiểu hết quân đội Pakistan bởi trong nhiều thập kỷ trở lại đây, sự hỗ trợ của nước ngoài phần lớn đã làm cho quân đội trở nên phức tạp và một khi bất ổn về quân sự, nền kinh tế cũng như xã hội của quốc gia hồi giáo này không thể phát triển được.

Gần đây, đã xuất hiện nhưng ồn ào trong quân đội Pakistan, điều này làm cho các nhà hoạch định Trung Quốc nghi ngờ, tự hỏi liệu quân đội có thể làm gì, có thể làm cho chế độ cầm quyền tốt hơn không?.

Thực tế, CPEC đã làm trầm trọng thêm các tranh chấp quân sự ở Pakistan trong vòng 2 năm trở lại đây. Các tổ chức quân sự đã bắt đầu tham gia công tác xây dựng, đặc biệt là xây dựng đường xá.

 
Nhiều tiểu đoàn của Pakistan tham gia dự án CPEC dưới danh nghĩa “Ngọn đuốc dân sự”.

Tháng 4 vừa qua Tổng tư lệnh quân đội Pakistan đã tới Bắc Kinh chỉ vì mục đích hành lang CPEC.

Quân đội đã đưa ra tuyên bố họ có nhiệm vụ bảo vệ hành lang như là một cái cớ để tham gia dự án, với nhiều tiểu đoàn tham gia dưới danh nghĩa “Ngọn đuốc dân sự”.

Mô hình này đã quá quen thuộc với Washington, tiền Mỹ cam kết hỗ trợ Pakistan đã chuyển thẳng cho quân đội.

Nó làm cho chính phủ dân sự không mặn mà với các dự án CPEC, thậm chí chính phủ Pakistan còn lên án gây cạn kiệt tài nguyên thay vì tăng cường cho nền kinh tế chung của đất nước.

Một khi quân đội càng mạnh, và những động lực khuyến khích chính phủ dân sự càng yếu thì buộc Pakistan phải tìm đối tác mới ngoài Trung Quốc.

Và một khi hành động thật của Pakistan lộ ra, chắc chắn không có mô hình nào có thể giúp Pakistan ổn định và thịnh vượng hơn, thậm chí còn làm cho vùng Nam và Tây Á trở nên rối ren, bất ổn hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới