Friday, May 3, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTriều Tiên hướng đến Nga thay vì TQ

Triều Tiên hướng đến Nga thay vì TQ

Chương trình trao đổi cấp Bộ Ngoại giao của Triều Tiên và Nga xuất hiện giữa bối cảnh Bắc Kinh thờ ơ với đồng minh.

Các quan chức ngoại giao của Triều Tiên và Nga đã gặp nhau tại Thủ đô Moscow hôm 5/6 theo lời mời của Nga, theo hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA).

Cụ thể, các quan chức hai nước đã cùng trao đổi tình hình trên bán đảo Triều Tiên và thảo luận các cách thức để tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và Đại sứ Triều Tiên tại Nga Kim Hyung Joon đã ký một văn kiện trong đó ghi rõ các cam kết tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước thông qua các kênh liên lạc và hợp tác gần gũi với nhau.

Chương trình trao đổi giữa hai Bộ Ngoại giao của hai nước dự kiến diễn ra trong năm nay và năm sau.

 Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Song Ryol và Đại sứ Nga tại Triều Tiên cũng đã gặp mặt để trao đổi các tình hình trong và ngoài Triều Tiên.

Quan hệ Nga – Triều Tiên đã có chuyển biến đáng kể từ đầu năm 2017.

Quan hệ thương mại Moscow-Bình Nhưỡng tăng tới 73% trong hai tháng đầu năm nay, chủ yếu nhờ sản lượng than. Không chỉ nhập khẩu than, Nga còn mạnh tay thúc đẩy thương mại hai chiều.

Công ty Investstroytrest của Nga cũng đã mở một tuyến phà mới nối cảng Vladivostok của Nga với thành phố Rajin của Triều Tiên.

Mikhail Khmel, Phó Giám đốc công ty trả lời Reuters rằng tuyến đường này sẽ tăng cường lượng khách Trung Quốc thăm Vladivostok bằng đường biển.

Bên cạnh đó, tuyến đường sắt Rajin-Hasan giữa hai nước đang được cân nhắc nâng cấp. Công ty NPO Mostovik của Nga đã dự tính hiện đại hóa 3.500 km đường sắt cho Triều Tiên với chi phí gần 40 tỉ USD.

Nga và Triều Tiên cũng đạt được thỏa thuận cho phép 40.000 lao động Triều Tiên được phép sang Nga làm việc trong ngành xây dựng và khai thác gỗ.

Ngoài ra, Nga cũng muốn thúc đẩy dự án đường ống dẫn khí đốt chạy qua Triều Tiên nhằm xuất khẩu mỗi năm 10 tỉ m3 khí đốt sang Hàn Quốc.

Để tạo thuận lợi cho dự án này, tháng 4/2014, Duma quốc gia Nga (Hạ viện Nga) đã thông qua thỏa thuận hủy bỏ 90% nợ của Triều Tiên (tương đương 10 tỉ USD).

Quan điểm của ông James Brown, Phó Giáo sư Đại học Temple (Nhật Bản), nói: “Nga không muốn cô lập Triều Tiên. Họ muốn Triều Tiên tiếp tục các hoạt động với thế giới”.

Trieu Tien huong den Nga thay vi Trung Quoc
Chuyến phà qua lại giữa Nga tới Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng bị “bế quan tỏa cảng”.

Tổng thống Putin dù phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên nhưng cũng lên tiếng chỉ trích Mỹ và phương Tây liên tục có hành động gây hấn với Bình Nhưỡng.

Chuyên gia Yuri Morozov ở Trung tâm Các vấn đề chiến lược Đông Á và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thuộc Viện Viễn Đông (Nga) giải thích, Nga nhận thấy chẳng được lợi lộc gì nếu Triều Tiên cứ mãi cứng đầu và rồi Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Là quốc gia có biên giới với Triều Tiên suốt 40km, Nga chắc chắn không thấy có lợi gì đối với động thái quân sự mà Mỹ áp dụng gần Triều Tiên.

Tổng thống Donald Trump từng có chủ trương giảm bớt sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc nhằm cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Nhưng khi tình hình ở bán đảo Triều Tiên nóng lên cho tới nay, Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ ý định trên.

Điều này càng khiến Nga tìm phương án giải quyết tình hình ở bán đảo Triều Tiên theo hướng ngoại giao.

 Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vladimir Safronkov ủng hộ các đòn trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên nhưng vẫn yêu cầu”lựa chọn ở đây phải được đưa ra theo hướng dùng các công cụ ngoại giao ở mức tối đa”.

“Các hạn chế kinh tế nên là loại công cụ đưa Triều Tiên vào một tiến trình giải quyết tranh cãi và xung đột một cách hòa bình, chứ không phải một lần nữa làm xấu đi tình trạng kinh tế ở Triều Tiên”, ông nói.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã từng là một đồng minh thân cận lâu năm với Bình Nhưỡng song đã thẳng thừng từ chối nhập khẩu than của Triều Tiên khi tình hình căng thẳng. Hàng loạt các động thái cho rằng tên lửa của Triều Tiên là mối đe dọa và yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng thực hiện các chương trình phát triển tên lửa chỉ mang tới sự phẫn nộ của người hàng xóm.

KCNA từng có một bài luận dài phủ nhận các nỗ lực được cho là nhằm làm kiềm chế Triều Tiên của Bắc Kinh và cảnh báo quốc gia này có thể nhận hậu quả.

Trong bối cảnh tứ bế chịu “bế quan tỏa cảng”, việc Bình Nhưỡng hướng về phía Nga – vốn cũng là quốc gia chịu sức ép từ lệnh trừng phạt của phương Tây là điều dễ hiểu.

RELATED ARTICLES

Tin mới