Monday, May 6, 2024

TQ chê kinh tế Nga

Giới phân tích Trung Quốc chỉ ra những yếu kém kinh tế của Nga, đồng thời đưa ra nhận định về sự “bất lực” của Moscow.

Người Nga biết vấn đề nằm ở đâu nhưng có phương án giải quyết các khó khăn kinh tế? (Ảnh minh họa).

Nga bất lực?

Theo tạp chí Á-Âu của Trung Quốc, kết cấu kinh tế Nga không hợp lý, việc quá dựa vào nguồn tài nguyên năng lượng là vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu. Nhưng vấn đề ở đây là nhiều năm nay Nga hình như vẫn chưa tìm được con đường phát triển kinh tế mới.

Trước sự trừng phạt của phương Tây, Nga đã có một vài biện pháp mới, như là mạnh mẽ đề xuất thay thế nhập khẩu, dốc sức phát triển nông nghiệp, phát triển Viễn Đông, nhưng liệu có đạt được kết quả hay không chúng ta cần phải chờ đợi.

Tình hình kinh tế Nga hiện nay là: có khó khăn, không khủng hoảng; biết vấn đề nằm ở đâu, nhưng chưa có phương án giải quyết hiệu quả.

Kinh tế Nga được nhìn nhận là bắt đầu dần hồi phục với nhiều nhân tố tích cực. Trong năm 2015, kinh tế Nga giảm 3,7%, ngoại thương giảm mạnh 33%, dự trữ ngoại tệ-vàng giảm xuống còn chưa đến 360 tỷ USD.

Đến năm 2016, biên độ giảm của kinh tế dần được thu hẹp theo quý. Sáu tháng đầu năm 2016 giảm 0,9%, tháng 8 thậm chí còn xuất hiện mức tăng trưởng nhẹ 0,3%.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch dự đoán kinh tế Nga năm 2017 tăng 1,3%, năm 2018 tăng 2%. Theo báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” của Ngân hàng thế giới, kinh tế Nga năm 2017 tăng 1,4% và năm 2018 tăng 1,8%.

Việc giá năng lượng phục hồi cũng giúp cải thiện tình hình tài chính eo hẹp của Nga, trong khi dòng vốn chảy ra bên ngoài giảm đáng kể. Từ tháng 1 đến tháng 9/2016, dòng vốn chảy ra bên ngoài của Nga chỉ có 9,6 tỷ USD, cùng thời gian đó vào năm 2015 dòng vốn chảy ra ngoài là 48 tỷ USD. Cả năm 2014 con số này lên tới 150 tỷ USD.

Những yếu tố tích cực khác được giới phân tích Trung Quốc nhắc tới là dự trữ ngoại tệ bắt đầu tăng trở lại, lạm phát giảm thấp, công nghiệp xuất hiện tăng trưởng dương…

Tuy nhiên, nhiều yếu tố bất lợi vẫn đe dọa nền kinh tế Nga như xuất nhập khẩu đều sụt giảm, trong khi đó tỷ trọng năng lượng trong xuất khẩu vẫn chiếm tới hơn 55%; đầu tư tài sản cố định giảm trong nhiều năm; sự yếu kém trong tiêu dùng vẫn tiếp tục…

Đề cập tới vấn đề tiêu dùng, giới phân tích Trung Quốc thậm chí còn đưa ra nhận định người Nga không có tiền để tiêu. Dẫn chứng là 6 tháng đầu năm 2016 số người nghèo là 21,4 triệu người, chiếm 14,6% tổng dân số. Thu nhập thực tế của người dân Nga liên tục giảm trong nhiều năm.

Một yếu tố bất lợi khác được nhấn mạnh là việc phương Tây vẫn chưa dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Kết luận bất ngờ!

Theo giới phân tích Trung Quốc, Nga đã thúc đẩy nhiều chương trình cải cách kinh tế nhưng không để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, trong khi hiệu quả chưa thực sự rõ ràng.

Các biện pháp chính có thể kể tới như Trung tâm sáng tạo Skolkovo, vẫn được gọi là “Thung lũng Silicon” của Nga. Nhưng do đối tượng thu hút đầu tư chủ yếu là các quốc gia phương Tây, sự trừng phạt gây khó khăn nhất định đối với sự phát triển của trung tâm này. Bên cạnh đó còn có chương trình thay thế nhập khẩu, phát triển mạnh mẽ vùng Viễn Đông…

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng với các biện pháp kinh tế kể trên chỉ mang tính chiến thuật. Kinh tế Nga đang đối diện hàng loạt vấn đề lớn như việc điều chỉnh nhưng không thực sự liên quan đến kết cấu kinh tế; lĩnh vực an ninh, ngoại giao tiêu hao quá nhiều nguồn lực; năng lực chuyển hóa công nghệ thành sản phẩm còn yếu; số người tự lập về kinh tế có xu thế giảm…

Đề cập tới vấn đề lĩnh vực an ninh, ngoại giao tiêu hao quá nhiều nguồn lực, giới phân tích Trung Quốc cho rằng vài năm gần đây, Mỹ và phương Tây liên tục chèn ép Nga, có ý đồ từng bước làm suy yếu nước Nga, thậm chí có ý định lật đổ Chính quyền của Tổng thống Putin.

Chiến lược phản công của Nga là cần thiết, trong đó cuộc khủng hoảng tại Ukraine là biểu hiện tập trung. Nhưng việc phản công lại dẫn đến mối quan hệ với phương Tây ngày càng xấu đi. Không chỉ các nước láng giềng “sợ” Nga, ngay cả các quốc gia châu Âu cũ có mối quan hệ tốt với Nga nay cũng ngày càng không hữu hảo.

Tổng thống Putin nhiều lần khẳng định trên thực tế sự trừng phạt là kiềm chế chính sách chiến lược phát triển Nga, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có xảy ra hay không, phương Tây đều làm như vậy. Để đối phó với sức ép từ phương Tây, Nga buộc phải tăng chi tiêu quốc phòng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách, thậm chí còn vượt cả chi tiêu dành cho phát triển kinh tế.

Tại khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), để thúc đẩy phát triển Liên minh kinh tế Á-Âu, Nga áp dụng phương pháp dùng tài nguyên đổi lấy tình hữu nghị, dùng phương thức kinh tế phi thị trường để đẩy mạnh nhất thể hóa kinh tế. Từ trước đến nay Nga luôn là quốc gia ưu tiên về an ninh, trong tình hình sự can thiệp từ bên ngoài không ngừng tăng lên, Nga sẽ không tiếc gì tài nguyên để “chiến đấu”.

Theo giới phân tích Trung Quốc, những vấn đề trên đều không phải vấn đề cấp bách. Nga có ưu thế nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên dồi dào, chỉ cần sử dụng tốt là có thể nâng cao mức sống của người dân, đẩy mạnh xuất khẩu…

RELATED ARTICLES

Tin mới