Saturday, December 21, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNga – TQ: Cùng nhìn nhau nhưng không cùng nhìn về một...

Nga – TQ: Cùng nhìn nhau nhưng không cùng nhìn về một hướng

Nga tìm kiếm sự tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc dường như muốn nhấn mạnh lợi ích chung địa chính trị trong chuyến thăm chính thức của ông Tập Cận Bình tới Moscow hồi đầu tuần này.

Tổng thống Nga Putin tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Nga ngày 4/7/2017. Ảnh: Sputnik.

Hãng Sputnik đưa tin, sau cuộc gặp tới Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow hôm thứ Ba (4/7), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh ông đồng ý rằng “quan hệ Nga – Trung hiện nay đang tốt hơn bao giờ hết”.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại buổi họp báo cùng ông Putin, nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung chỉ rõ tầm quan trọng trong tuyên bố chung giữa hai nước về việc tiếp tục mở rộng quan hệ Đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược, các vấn đề toàn cầu cũng như các vấn đề quốc tế quan trọng.

Ông cũng nhắc đến Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Hiệp ước láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác năm 2017-2020.

Sau khi đề cập một cách ngắn gọn về sự tăng trưởng nhanh chóng trong hợp tác song phương năm nay, ông Tập đã không nhắc đến bất cứ hợp tác thương mại đặc biệt nào mà cả hai đã đạt được trong cuộc hội đàm trước đó với ông Putin. Trong khi đó, Tổng thống Nga dành hơn một nửa bài phát biểu để nhắc đến những hợp tác kinh tế giữa Nga và Trung Quốc.

Ông Putin thông báo về tiến trình hợp tác các dự án năng lượng lớn giữa hai nước, bao gồm đường ống dẫn dầu Sức mạnh Siberia và nhà máy sản xuất khí hoá lỏng Yamal. Tổng thống Nga cũng làm nổi bật một số dự án chung đầy triển vọng trong lĩnh vực điện hạt nhân, hàng không và giao thông vận tải, bao gồm cả dự án đường sắt tốc độ cao giữa Moscow và Kazan.

Sau buổi họp báo, điện Kremlin công bố một danh sách đầy đủ các hợp tác thương mại mà hai bên đã ký, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa vào bất cứ dự án đặc biệt nào trong thông cáo chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập.

Bình luận về vấn đề này trên Sputnik, các chuyên gia chính trị cho rằng những kỳ vọng khác biệt giữa Nga và Trung Quốc trong quan hệ song phương là điều dễ hiểu.

“Trung Quốc và Nga có những mục đích khác nhau khi nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác. Bắc Kinh tìm kiếm một đối tác chiến lược để đối kháng lại với các nước phương Tây như Mỹ và Nhật Bản, trong khi Nga tập trung nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các lệnh trừng phạt phương Tây và giá dầu toàn cầu đang đi xuống”, Yang Su, Giám đốc Viện nghiên cứu trung tâm Asia thuộc Đại học Lan Châu, cũng là Phó giám đốc Viện nghiên cứu lịch sử quan hệ Nga – Trung nhận định.

Mặc dù Trung Quốc luôn mong muốn tăng cường quan hệ chiến lược với Nga, nhưng không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh sẽ tìm kiếm một liên minh quân sự với Moscow, ông Yang Su nhấn mạnh, “Họ không có mục tiêu quân sự chung. Hầu hết các học giả Trung Quốc nghiên cứu về quan hệ Nga – Trung đều phản đối ý tưởng hai nước liên minh quân sự”.

Quy luật thị trường

Trong khi lợi ích chung về địa chính trị toàn cầu đã biến cặp đôi Nga – Trung thành sự kết hợp hoàn hảo trong hợp tác chiến lược, mối quan hệ kinh tế lại phụ thuộc vào quy luật của kinh tế thị trường, các chuyên gia Trung Quốc nhận định.

“Sẽ không có gì bàn cãi về hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc. Nhưng hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ phải tuân theo quy luật của kinh tế thị trường”, Yang Cheng, một tiến sỹ chuyên nghiên cứu về quan hệ Nga – Trung ở trường Quan hệ quốc tế thuộc Đại học nghiên cứu quốc tế Thượng Hải bình luận.

Cụ thể, bộ ngoại giao hai nước đều đưa ra tuyên bố chung đề cập đến vấn đề trên bán đảo Triều Tiên như một mối quan tâm chung sau cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Putin hôm 4/7. Nhưng các dự án kinh tế lớn giữa hai nước hầu như chỉ nằm trong tay các tập đoàn nhà nước như Gazprom, Rosneft và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc.

Chuyên gia đến từ Thượng Hải giải thích rằng, nếu có những lợi ích đáng kể, các tập đoàn tư nhân Trung Quốc sẵn sàng giao thương với các công ty của Nga mà không cần bất cứ sự khuyến khích hay thúc đẩy nào từ chính quyền Bắc Kinh.

Ông Yang Cheng nhận định: “Lợi ích kinh tế rất đa dạng ở Trung Quốc. Các tập đoàn tư nhân đã trở thành một phần rất lớn trong nền kinh tế nước này. Sự hăng hái của các tập đoàn tư nhân Trung Quốc (trong giao thương với Nga) không bao giờ biến động”.

Còn ông Yang Su dự đoán, tin tưởng Trung Quốc có nhiều tiềm năng giúp đỡ Nga phát triển vùng Viễn Đông.

“Nga vẫn còn hạn chế mở cửa chào đón dòng vốn và lao động Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Việc có bao nhiêu doanh nghiệp Trung Quốc đến đó và phát triển kinh doanh sẽ là minh chứng tốt cho sự hiểu biết ngày càng tăng giữa Moscow và Bắc Kinh”, ông nói, thêm vào rằng kỹ thuật quân sự, đặc biệt là trang thiết bị quân sự tiên tiến, vẫn luôn là lĩnh vực mà Trung Quốc muốn hợp tác chặt chẽ với Nga.

“Dưới sức ép lệnh trừng phạt của phương Tây, kỹ thuật quân sự tiên tiến là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của Nga”, Li Chuanxun, một tiến sĩ nghiên cứu về Nga ở trường đại học Hắc Long Giang bình luận. Theo ông, Nga là một trong số ít quốc gia Trung Quốc có thể nhập các trang thiết bị quân sự tiên tiến.

RELATED ARTICLES

Tin mới