Saturday, May 4, 2024
Trang chủĐàm luậnCăng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên biển tại Châu Á (Phần...

Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên biển tại Châu Á (Phần 3)

Ngoài ra, báo cáo này cũng nhắc đến việc Trung Quốc trong những tháng vừa qua đã cải tạo 3 hòn đảo nữa, mà trong tương lai có thể được sử dụng làm nơi trú ngụ cho đội tàu đánh cá của nước này hay để tuần tra bờ biển.

Nhưng Trung Quốc không chỉ hiện đại hóa về mặt quân sự, mà còn giành được ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng trong khu vực. Tập Cận Bình nhìn chung đang thúc đẩy mục tiêu rằng dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc, “các giải pháp của châu Á cho những vấn đề của châu Á” sẽ được tìm ra và ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (trước hết là của Mỹ) theo cách này sẽ bị hạn chế. “Mô hình mới” của Tập Cận Bình cho các quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc hướng tới một sự thay đổi toàn diện về quyền lực tại châu Á nghiêng về phía Bắc Kinh.

Phù hợp với mô hình này là các sáng kiến và hoạt động của Trung Quốc, tất cả đều nhằm mục tiêu thiết lập một trật tự khu vực lấy Trung Quốc làm trung tâm: việc thiết lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB); sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với một hiệp định thương mại tự do (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, RCEP), mà các nước ASEAN đang đàm phán với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng không có Mỹ; vai trò nổi bật của Trung Quốc trong Sáng kiến Chiang Mai (CMI), một thỏa thuận trao đổi tiền tệ đa phương; nỗ lực của Bắc Kinh hướng tới sự liên kết kinh tế chặt chẽ hơn với các nước láng giềng phương Tây của Trung Quốc thông qua việc thiết lập một khu vực kinh tế Á-Âu trên biển (“Con đường tơ lụa”) hay Diễn đàn Hương Sơn về chính sách an ninh và quốc phòng như là đối trọng của Trung Quốc cho Đối thoại Shangri-La tại Singapore.

Obama đã phản ứng, trong đó ông, với tư cách là “Tổng thống Thái Bình Dương” đầu tiên của Mỹ, đã bắt đầu thực hiện thực hiện chiến lược “xoay trục” (tái cân bằng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương) do chính ông khởi xướng. Thông qua chiến lược này, Obama muốn đem lại sự đảm bảo về chính trị cho các nước trong khu vực – và đặc biệt là các nước đồng minh đang lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc – rằng họ cũng có thể trông đợi vào Mỹ với tư cách là cường quốc đảm bảo trật tự ở Thái Bình Dương trong tương lai.

Sự đổi mới trong vị thế quyền lực của Mỹ có những khía cạnh chính trị, kinh tế và quân sự. Trước hết, các liên minh đang tồn tại nên được củng cố và các quan hệ hợp tác nên được mở rộng. Tuy nhiên trong việc hỗ trợ các nước đồng minh và đối tác tại châu Á, Washington phải đạt được một sự cân bằng giữa củng cố cần thiết và khuyến khích thận trọng: Một mặt, tuy các nước đồng minh trong khu vực dưới lời hứa bảo vệ của Mỹ nên được khuyến khích có những nỗ lực của riêng mình nhằm chống lại các tham vọng của Trung Quốc.

Nhưng mặt khác, điều này không nên khuyến khích các nước này có thái độ hung hăng với Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển và kéo Mỹ vào một cuộc xung đột vũ trang trái với mong muốn của nước này. Obama mới đây đã tóm tắt quan điểm chung của Mỹ sau Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Brisbane. Theo Tổng thống Mỹ, châu Á hiện đang đứng trước một quyết định rất quan trọng giữa hai mô hình trật tự cạnh tranh với nhau trong tương lai: một mô hình (do Mỹ thống trị) hướng tới nhiều hội nhập, công bằng và tự do hơn, và một mô hình (của Trung Quốc) bị ảnh hưởng bởi xung đột và sự rối loạn.

Ngoài ra, kinh tế và thương mại vừa là nguyên nhân vừa là công cụ cho sự chuyển trọng tâm. Ngoài tầm quan trọng chung đối với kinh tế thế giới, châu Á cũng trở nên quan trọng đối với các sáng kiến xuất khẩu quốc gia của Obama. Tầm quan trọng ngày càng tăng của các lợi ích kinh tế của Mỹ tại châu Á và sự gia tăng của hàng hóa xuất nhập khẩu thường được vận chuyển bằng đường biển cũng biến khu vực Tây Thái Bình Dương thành một không gian địa kinh tế nổi bật. Vì vậy, Mỹ không chỉ phải quan tâm tới việc đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực này, mà còn tới một trật tự kinh tế ổn định.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ủng hộ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), và người kế nhiệm ông George Bush đã bắt đầu các cuộc đàm phán với nhiều nước khác nhau trong khu vực về một hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP), mà không có sự tham gia của Trung Quốc. Với TPP, các nhân tố quyền lực của kinh tế có thể được liên kết với nhau và các quy tắc của nền kinh tế thế giới cho nhiều năm sau có thể được ấn định theo hình mẫu của phương Tây.

Qua đó, TPP về cơ bản thể hiện khía cạnh chính trị thương mại trong chiến lược “xoay trục sang châu Á”. Theo quan điểm của Mỹ, hiệp định này sẽ củng cố chính sách an ninh và hỗ trợ nền kinh tế xuất khẩu. Tuy nhiên, các kế hoạch của Washington nhằm đưa các khái niệm trật tự về chính trị kinh tế của Mỹ dưới hình thức hiệp định TPP trở nên có hiệu lực tại Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2014 đã phải gánh chịu một thất bại nặng nề, vì ý đồ được Bắc Kinh phát triển trong nhiều năm qua về Khu thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) như là đối trọng với TPP, mà sẽ bao gồm tất cả các nước thành viên APEC và qua đó gần một nửa dân số thế giới, đã được đưa vào chương trình nghị sự của APEC, điều mà các nhà quan sát diễn giải như là một lời tuyên chiến rõ ràng tới TPP. Một nghiên cứu được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh APEC về những khía cạnh khác nhau của việc hiện thực hóa FTAAP sẽ được công bố vào cuối năm 2016.

Vì vậy ở cấp độ chính trị kinh tế, hiện cũng đang tồn tại một cuộc cạnh tranh giữa các khái niệm trật tự, mà sự giảm căng thẳng hiện nay sẽ không đem lại nhiều thay đổi tới sự tồn tại của cuộc cạnh tranh này.

Môi trường tốt hơn, xung đột vẫn kéo dài

Các cử chỉ hòa giải của Trung Quốc đối với Nhật Bản tại Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11/2014 và hiệp định giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó hai bên thống nhất cắt giảm lượng khí thải gây hại, tuy đã cải thiện môi trường chính trị, nhưng không dẫn tới một sự thay đổi cơ bản trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Vẫn tồn tại sự không chắc chắn đối việc liệu có phải chính sách giảm căng thẳng của Trung Quốc phản ánh một động lực “theo chu kỳ” của các thời kỳ thể hiện cách hành xử tham vọng và kiềm chế luân phiên nhau, hay có phải ban lãnh đạo Trung Quốc đã lựa chọn một chiến lược cẩn trọng hơn trong trung hạn khi xét tới sự phản đối của các nước láng giềng.

Ngoài câu hỏi về chiến lược, người ta vẫn chưa nhận thấy có sự thay đổi trong các tham vọng của Trung Quốc, vì Bắc Kinh đã tạo sự đã rồi trên Biển Đông. Thông qua các bức ảnh từ vệ tinh, tạp chí Jane’s Intelligence Review vào tháng 11/2014 cho thấy các máy xúc của Trung Quốc đã đổ một lượng cát dài 3km lên một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa nhằm tạo ra một hòn đảo nhân tạo. Theo báo cáo, hòn đảo mới có thể đủ lớn để xây dựng một đường băng. Một cảng nhân tạo cũng đã được thiết lập.

Ngoài ra, báo cáo này cũng nhắc đến việc Trung Quốc trong những tháng vừa qua đã cải tạo 3 hòn đảo nữa, mà trong tương lai có thể được sử dụng làm nơi trú ngụ cho đội tàu đánh cá của nước này hay để tuần tra bờ biển.

Trung Quốc đang nỗ lực giành được nhiều ảnh hưởng hơn trên nhiều cấp độ khác nhau, trong khi Mỹ tìm cách giữ nguyên trạng. Với sự không chấp nhận những nỗ lực của Trung Quốc, một sự hoài nghi được khuấy động trong khu vực về việc liệu Washington, do một loạt cuộc khủng hoảng, xung đột và chiến tranh trên toàn cầu, có khả năng giành chiến thắng trước Trung Quốc hay không. Vì những nhân tố thúc đẩy xung đột vẫn có hiệu lực, sự không chắc chắn chiến lược của một trong những yếu tố quyết định hành vi chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực vẫn tồn tại.

Theo Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế và An ninh, Đức

RELATED ARTICLES

Tin mới