Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đua với Mỹ phát triển vũ khí tối tân

TQ đua với Mỹ phát triển vũ khí tối tân

Một bộ phim tài liệu phát sóng ngày 2-10 ở Trung Quốc đã tiết lộ về quá trình phát triển và hướng đi sắp tới của quân đội, vũ khí Trung Quốc.

Siêu máy tính, tên lửa đạn đạo và hệ thống định vị vệ tinh là 3 trong số những mục tiêu được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu tập trung phát triển.

Từ Bắc Đẩu đến Thiên Hà-2, các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu và siêu máy tính của Trung Quốc, đều có dấu ấn của quân đội Trung Quốc.

“Tầm quan trọng của việc phát triển vũ khí ngày càng tăng khi các công nghệ quân sự (của Trung Quốc) liên tiếp được nâng cấp trong thời gian gần đây. Chúng ta sẽ không thể thắng một cuộc chiến nếu có khoảng trống về mặt vũ khí”, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc dẫn lời ông Tập nhấn mạnh.

Theo bộ phim tài liệu, những năm gần đây Trung Quốc đã tích cực tìm kiếm và tạo ra một đội ngũ các nhà khoa học trẻ, đặc biệt là về các phần cứng quân sự trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội.

 Năm ngoái, hàng chục tàu chiến đóng mới gia nhập biên chế của hải quân Trung Quốc đã cho thấy Bắc Kinh đang từng bước hiện thực hóa tham vọng cường quốc biển.

Ông Tập, người đứng đầu Quân ủy trung ương Trung Quốc, nhấn mạnh trong phim tài liệu rằng các nhà khoa học và phát triển vũ khí của Trung Quốc phải bắt kịp và vượt qua công nghệ, trình độ của các nước khác.

Giới quan sát quân sự nhận định từ trước đến nay vũ khí Trung Quốc luôn bị gắn mác sao chép của nước khác, chủ yếu là Nga. Một vài vụ tấn công mạng và đánh cắp dữ liệu từ các công ty quốc phòng Mỹ được cho là do Trung Quốc thực hiện. Tất nhiên, Bắc Kinh luôn phủ nhận điều này.

Xuất hiện trong bộ phim có tên “Quân đội hùng mạnh”, đại tá Chen Deming và nhóm nghiên cứu khẳng định công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã bắt kịp Mỹ.

“Chỉ có hai quốc gia có thể đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo, đó là Trung Quốc và Mỹ”, vị đại tá quân đội Trung Quốc tỏ ra tự tin.

Bắc Đẩu – hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu của riêng Trung Quốc, cũng có công của các học viên chưa tốt nghiệp của Đại học công nghệ quốc phòng của quân đội Trung Quốc. Trong khi đó, Thiên Hà-2, siêu máy tính mạnh nhất thế giới từ 2013-2015, là công của các học viên đã tốt nghiệp từ trường đại học trên.

Trao đổi với báo South China Morning Post, chuyên gia quân sự He Qisong nhận xét việc để các học viên trẻ can dự nhiều vào quá trình phát triển các hệ thống vũ khí mới là bước đệm chuẩn bị cho các tham vọng tương lai của Trung Quốc. 

Trung Quốc đua với Mỹ phát triển vũ khí tối tân - Ảnh 3.

Tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga – Ảnh chụp màn hình

Ngày 28-9, trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời ông Wu Qian – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc – xác nhận không quân Trung Quốc đã chính thức tiếp nhận và đưa vào biên chế tiêm kích tàng hình J-20.

“J-20 là phi cơ chiến đấu tầm trung và tầm xa thế hệ thứ tư của Trung Quốc. Nó đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 2011 và ra mắt trước công chúng trong Triển lãm hàng không Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông vào tháng 11 năm ngoái”, thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết rõ.

Đây rõ ràng là bước tiến đáng kể của Trung Quốc trong cuộc đua tiêm kích thế hệ thứ 5 của thế giới. Trong khi Nga vẫn đang loay hoay với dự án Sukhoi Su-57, Nhật Bản là X-2, Bắc Kinh đã về trước với J-20.

Với F-22 Raptor và sắp tới là F-35 Lightning II, Mỹ hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới có máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trong trạng thái trực chiến.

Tuy nhiên bản tin của tạp chí Forbes không nhắc đến chi tiết động cơ của J-20 là hàng nội địa hay nhập khẩu. Động cơ máy bay chiến đấu là bài toán nan giải của Trung Quốc trong hàng chục năm qua.

Một nhà quan sát quân sự nhận xét việc Trung Quốc đưa J-20 vào biên chế sẽ khiến cuộc đua tiêm kích thế hệ thứ 5 thêm kịch tính, đặc biệt là từ Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới