Tuesday, December 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ không thể "bỏ rơi" quân đội châu Âu vì Nga?

Mỹ không thể “bỏ rơi” quân đội châu Âu vì Nga?

Mỹ đang phải gồng gánh một khoản chi phí lớn để duy trì sự hiện diện của quân đội tại các nước đồng minh châu Âu. Bởi bảo vệ tốt cho các đồng minh cũng sẽ là cách giúp Mỹ ngăn chặn cái gọi là “mối đe dọa” từ Nga.

Cách đây ba năm, Mỹ đã cho rút các đơn vị chiến đấu từ châu Âu về nước. Nhưng hiện giờ, Mỹ lại điều động các binh sĩ này quay trở lại châu Âu và thường xuyên cho luân chuyển lực lượng nhằm đề phòng trước cái gọi là “mối đe dọa từ Nga”.

Trước đây, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Mỹ có khoảng 300.000 binh sĩ hoạt động ở châu Âu. Con số này giảm xuống còn 65.000 binh sĩ cách đây hai năm.

Bên cạnh đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên tiếp có những động thái tăng cường sức mạnh quân sự ngay sát biên giới Nga cũng như đe dọa đưa Georgia và Ukraine, hai đồng minh thân thiết xưa của Nga, tham gia khối liên minh quân sự này.

Trong khi đó, Mỹ cũng đang tăng cường thiết lập các mối quan hệ mới cũng như xây dựng căn cứ khắp thế giới kể cả ở khu vực Trung Á. 

Ngay từ khi còn là một ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ chi quá nhiều tiền để lo an ninh cho các nước đồng minh châu Âu. Song kể từ sau khi chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, ông Trump lại vẫn tiếp tục hy sinh lợi ích của quốc gia để làm lợi cho chính phủ châu Âu. Nói cách khác, Mỹ vẫn chịu trách nhiệm phần lớn cho khoản chi phí bảo vệ an ninh cho các đồng minh châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông Doug Bandow, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Cato và từng làm trợ lý đặc biệt cho Tổng thống Ronald Reagan, thực tế, chỉ một số ít quốc gia châu Âu xem Nga thực sự là mối đe dọa an ninh. Do đó, họ đương nhiên xem việc chia sẻ gánh nặng quốc phòng với Mỹ là điều không cần thiết. 

Còn theo National Interest, ngay cả khi Washington liên tiếp có những lời chỉ trích và cáo buộc Nga là mối đe dọa an ninh quốc gia thì Moscow cũng không có lý do gì để tấn công Mỹ.

Dù Nga là quốc gia duy nhất có lực lượng hạt nhân sáng ngang với Mỹ nhưng mục đích của Moscow chỉ là đáp trả những cuộc tấn công hủy diệt. Và dù Nga tái thiết các lực lượng truyền thống sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, Moscow vẫn chỉ là một thế lực trong khu vực. Quan trọng nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không thu được bất cứ lợi ích nào từ việc ra lệnh tấn công Mỹ, theo ông Bandow.

Ngoài ra, Mỹ và Nga còn có những mối quan tâm chung như lực lượng khủng bố hồi giáo cực đoan cũng như phản đối Triều Tiên và Iran sở hữu vũ khí hạt nhân và cùng có chung đối thủ tiềm năng là Trung Quốc.  

 Vậy phản ứng của châu Âu trước mối đe dọa Nga như thế nào? Hiện ngân sách quốc phòng châu Âu ở mức cao gấp hai lần so với Nga. Ông Bandow cho rằng, nếu chính phủ châu Âu không chi tiêu một cách hiệu quả, họ sẽ phải tự khắc phục tình hình thay vì dựa dẫm vào Mỹ. Và châu Âu sẽ phải chi thêm tiền nếu như họ cảm thấy mối đe dọa ngày càng lớn từ Nga.

Cụ thể, Tướng Ben Hodges, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Châu Âu từng ca ngợi Lithuania dành 2,07% GDP cho ngân sách quốc phòng. Nhưng nếu Lithuania lo ngại về hoạt động của các sư đoàn xe tăng Nga, họ sẽ cần tăng gấp 2 hay 3 lần so với con số ngân sách quốc phòng hiện thời. Nhưng dù ngân sách quốc phòng Lithuania có tăng cũng không thể khiến Nga phát hoảng song sẽ khiến Moscow nghĩ tới cái giá phải trả cho một cuộc chiến tranh.

Điều này cũng tương tự với cả Estonia, Latvia và Ba Lan. Bởi 3 nước này cũng đang dựa dẫm chủ yếu vào năng lực quân đội Mỹ và đoàn quân từ các nước láng giềng châu Âu.

Thậm chí, một số nước lớn như Đức lại có xu hướng thu hẹp ngân sách quốc phòng. Điển hình, ngân sách quốc phòng của Đức năm 2016 chiếm 1,18% GDP. Con số này trong năm 2017 giảm còn 1,22% và trong năm tới sẽ còn tiếp tục giảm. 

Các quốc gia châu Âu có dân số lớn hơn Mỹ nhưng nền kinh tế chỉ tương đương Mỹ. Sức mạnh quân sự của châu Âu vẫn đứng sau Mỹ nhưng không có nghĩa là họ vô dụng. Bởi với tiềm lực quân sự của Pháp. Anh, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Đức và Ý, họ có thể làm được nhiều hơn nếu muốn.

Cuộc tập trận chung của quân đội Nga – Pakistan.

Cụ thể, riêng Thổ Nhĩ Kỳ đã có gần 400.000 quân nhân. Con số này tại Pháp là khoảng 200.000, Đức là 180.000, Ý là 250.000, Hy Lạp là khoảng 160.000, Anh hơn 150.000 và Tây Ban Nha là 124.000. Những quốc gia này hoàn toàn có thể mở rộng lực lượng quân sự nếu cảm thấy mối đe dọa an ninh đang gần kề.

Theo ông Bandow, thay vì dựa vào Mỹ, những nước này có thể tăng thêm số lữ đoàn chiến đấu cũng như chuẩn bị thêm các kế hoạch để ngăn chặn nguy cơ quân đội Nga tấn công. 

Tóm lại, châu Âu sẽ không thể kêu gọi Mỹ đưa ra thêm các cam kết quân sự, nhưng giới chức Mỹ cũng không thể từ chối chi trả cho các khoản phí uy trì sự hiện diện của quân đội tại các nước đồng minh châu Âu.

Nói cách khác, theo ông Bandow, Washington vẫn nên là một thành viên trụ cột trong NATO cũng như các liên minh khác chừng nào những liên minh này còn phục vụ lợi ích an ninh của Mỹ. Bảo vệ các nước đồng minh tốt cũng là cách Mỹ đảm bảo an ninh quốc gia không bị đe dọa.

RELATED ARTICLES

Tin mới