Tuesday, April 23, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 14/12

Bản tin Biển Đông ngày 14/12

Bản tin Biển Đông ngày 14/12/2017.

Trung Quốc điều các máy bay chiến đấu mạnh nhất tới gần Đài Loan và Biển Đông nhằm gây sức ép cho các nước láng giềng, nhân cái gọi là “các cuộc tập trận quân sự thường xuyên và cần thiết”

Daily Mail Online đưa tin, ngày 13/12, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đăng tải một đoạn video tổng hợp về cuộc tập trận quân sự ngày 11/12 do Không lực Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến hành trên các vùng biển, cùng với việc đưa các loại máy bay chiến đấu mạnh nhất bao gồm các máy bay Xian H-6 – có khả năng ném bom nguyên tử, và Sukhoi Su-30, bay quanh hai kênh chiến lược gần Đài Loan là Kênh Bashi kết nối Biển Đông với Thái Bình Dương và Eo biển Miyako nằm phía Nam Nhật Bản. Về cuộc tập trận quân sự trên phạm vi tương đối lớn này, ông Shin Jinke, Người Phát ngôn Không lực Trung Quốc khẳng định đây chỉ là cuộc tập trận “bình thường nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ”. Ngoài ra, ông Shen còn cho “khoe” thêm, bên cạnh Xian H-6 và Sukhoi Su-30, Trung Quốc còn đưa thêm máy bay chiến đấu Shenyang J-11, máy bay chỉ điểm và máy bay chở dầu nhưng lại úp mở về số lượng của mỗi loại phương tiện quân sự tham gia vào cuộc tập trận này.

Theo như thông tin do truyền thông Trung Quốc và truyền thông quốc tế cung cấp, cuộc tập trận quân sự trên hai tuyến đường biển chiến lược ngày 11/12 nói trên chỉ là một động thái mới nhất trong số rất nhiều hoạt động tập trận quân sự của Quân đội Trung Quốc trên Biển Đông thực hiện ở Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm nâng cao khả năng hoạt động trên biển, đồng thời tận dụng môi trường “hoà bình, ổn định, phát triển” hiện nay ở khu vực để tăng cường các hoạt động kiểm soát và ảnh hưởng trên thực địa.

Hoà bình ở Biển Đông và nguy cơ bất ổn tiềm tàng: Phải chăng tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ được sử dụng để củng cố yêu sách của nước này?

Ngày 14/12, China Daily đăng bài viết “Tàu sân bay mới sẽ (dùng vào mục đích) bảo vệ chủ quyền” của nhà báo Wang Jiaoxuan. Trong bài viết, tàu sân bay đầu tiên được sản xuất nội địa của Trung Quốc được cho là sẽ sớm được đưa vào hoạt động thử nghiệm trên biển nhằm “tăng cường không chỉ sức mạnh hải quân mà còn cả năng lực quốc phòng của nước này” và khi được chính thức đưa vào sử dụng, tàu này sẽ triển khai thêm “nhiều nhiệm vụ chiến lược quan trọng về phòng thủ và chiến đấu thực tế trên biển”. Ông Jiaoxuan khẳng định, tàu sân bay mới (loại 001A) sẽ là “bước đi đầu trong quá trình hiện đại hoá khoa học trong lĩnh vực quốc phòng” bởi “sự khác biệt chính so với tàu sân bay trước – tàu Liêu Ninh loại 001 – đó là loại tàu sân bay mới có nhiều không gian để chứa máy bay và trực thăng hơn, có nhiều cải tiến hơn về trọng tải, tốc độ, hệ thống radar… và có khả năng tác chiến tốt hơn so với tàu Liêu Ninh”. Như vậy, Trung Quốc vẫn đang không ngừng có kế hoạch mới nhằm đẩy mạnh việc củng cố sức mạnh quân sự trên biển, dù là Biển Đông hay Biển Hoa Đông, thì rõ ràng việc phô trương sức mạnh quân sự sẽ chỉ gây thêm lo ngại cho các nước láng giềng của Trung Quốc, và điều này khó có thể đem lại kết quả tích cực cho tiến trình hoà bình và giải quyết tranh chấp ở hai điểm nóng tiềm tàng của khu vực.

Ấn Độ sẽ tăng cường hợp tác chiến lược với ASEAN trong lĩnh vực an ninh hàng hải

Ngày 13/12, tạp chí The Economic Times cho biết, gần đây nhiều nguồn tin khẳng định, nhằm đóng vai trò chủ động và tích cực hơn tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Ấn Độ dự kiến sẽ thúc đẩy hợp tác chiến lược sâu rộng hơn với ASEAN để cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực nhân Hội nghị cấp cao Ấn Độ – ASEAN nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ASEAN – Ấn Độ sẽ diễn ra vào ngày 25/1/2018. Theo đó, nhiều vấn đề quan trọng sẽ được nêu tại Hội nghị bao gồm giải quyết hiệu quả mối đe doạ khủng bố, thúc đẩy hợp tác an ninh biển cũng như tăng cường liên kết. Bên cạnh đó, các nguồn tin cho hay, liên quan đến tình hình an ninh tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Ấn Độ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và đoàn kết nội khối trong cấu trúc an ninh khu vực trước sự “trỗi dậy” và các hành động bành trướng ngang nhiên của Trung Quốc, đồng thời cho rằng sự hiện diện của Ấn Độ sẽ giúp cân bằng quyền lực tại khu vực này.

RELATED ARTICLES

Tin mới