Monday, May 6, 2024
Trang chủĐàm luậnTriều Tiên với Mỹ 2018 theo kịch bản nào?

Triều Tiên với Mỹ 2018 theo kịch bản nào?

Hàn Quốc tin Triều Tiên sẽ cân nhắc đàm phán với Mỹ trong năm 2018 nếu lâm vào đường cùng vì trừng phạt.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc đưa ra trong năm 2018 rằng Triều Tiên sẽ tìm kiếm cơ hội đàm phán với Mỹ song song với việc làm ấm lại quan hệ liên Triều và tiếp tục theo đuổi nỗ lực nhằm được công nhận là một nước thực sự sở hữu hạt nhân.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết: “Triều Tiên sẽ tìm cách đàm phán với Mỹ trong khi tiếp tục theo đuổi nỗ lực nhằm được công nhận là một nước thực sự sở hữu hạt nhân”.

Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, trong năm 2018, Triều Tiên bắt đầu thấy rõ tác động từ các lệnh trừng phạt quốc tế và đơn phương, liên quan đến chương trình hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng, và tìm cách hạn chế ảnh hưởng.

“Triều Tiên có thể tối đa hóa các nỗ lực để chống chịu các lệnh trừng phạt như thắt chặt kiểm soát xã hội, điều động nhân lực xây dựng kinh tế” – phía Hàn Quốc nhận định.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc tin rằng, Triều Tiên sẽ bắt đầu “thấm đòn” vào năm tới bao gồm việc sụt giảm sản lượng trong các ngành kinh tế, thương mại và ngoại tệ.

Dẫu có nhiều lạc quan, thông báo không nêu lý do cho nhận định này.

Trước đó, Hàn Quốc sẵn sàng đàm phán “trên tinh thần cởi mở và vô điều kiện”, nhằm cải thiện quan hệ song phương cũng như giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Đây là bước tiến mới so với quan điểm của Seoul trước đó xem việc Bình Nhưỡng tạm dừng thử tên lửa và hạt nhân là điều kiện đàm phán.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc sẽ theo dõi bài phát biểu nhân dịp năm mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 1/1/2018 để phân tích kỹ hơn.

Liệu có một khả năng nào cho thấy Triều Tiên khi thấm đòn trừng phạt sẽ chịu ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ mà vẫn đòi phát triển vũ khí hạt nhân? Đặc biệt là trong khi Mỹ luôn mở cánh cửa đàm phán và cũng luôn đặt điều kiện ngừng các chương trình hạt nhân.

Một khả năng để Bình Nhưỡng chịu ngồi xuống bàn đàm phán là ngấm đòn từ trừng phạt và buộc phải xuống nước. Trong khi hiện nay, Nga đang là bên nỗ lực trở thành nhà ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên, việc sống sót qua các lệnh trừng phạt là một sở trường của họ.

Kich ban nao cho Trieu Tien voi My 2018
Bản đồ Triều Tiên, Hàn Quốc và vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên.

Các nhà ngoại giao Mỹ tuyên bố đang tìm kiếm giải pháp ngoại giao nhưng Tổng thống Trump cho rằng, các cuộc đàm phán là vô tác dụng và Bình Nhưỡng phải chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào bắt đầu.

Dẫu lạc quan cho năm 2018, Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myung Gyon cũng cho rằng, các tín hiệu hạ nhiệt sẽ bắt đầu nếu Triều Tiên tham gia vào Thế vận hội Mùa đông sắp tới tại Pyeongchang, nói đây sẽ là một dịp “thuận lợi” cho Triều Tiên nếu muốn đàm phán.

“Nếu chúng tôi có thể tổ chức đàm phán với Triều Tiên, chúng tôi sẵn lòng đàm phán với nước này về các vấn đề mà họ quan tâm theo cách cởi mở mà không kèm điều kiện”, ông Cho nói.

“Theo đó, chúng tôi sẽ nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ liên Triều để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên” – vị Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tổng thống Moon cũng bày tỏ hy vọng các môn thi tại Thế vận hội sẽ giúp giảm bớt căng thẳng đang tăng cao do các cuộc thử hạt nhân và tên lửa liên tục của Triều Tiên.

Điều đó khiến cho Hàn Quốc tin tưởng rằng, Triều Tiên cũng có khả năng sẽ tiếp xúc với Hàn Quốc để khôi phục quan hệ giữa hai miền trong năm 2018.

Phía Seoul xác nhận đang tìm cách trì hoãn các cuộc tập trận thường niên Key Resolve (Quyết tâm Then chốt) và Foal Eagle (Đại bàng Non), thường bắt đầu vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 và kéo dài cho đến cuối tháng 4.

Nhưng theo chuyên gia phân tích chính trị người Mỹ Joel Skousen, nhận định rằng, một cuộc tấn công chống lại Triều Tiên có thể diễn ra sau Thế vận hội mùa đông 2018, được tổ chức ở Seoul từ 9/2- 25/2/2018.

“Ông Trump rất nghiêm túc và Mỹ đã chuẩn bị cho biện pháp quân sự để tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân đội Mỹ đang cố phong tỏa Triều Tiên bằng đường biển nhằm kích động nhà lãnh đạo Kim Jong-un tấn công 1 tàu Hải quân Mỹ. Điều đó sẽ là cái cớ để tấn công Triều Tiên” – ông Skousen nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới