Friday, January 10, 2025
Trang chủĐiểm tinTQ "chi bạo" để phát triển tên lửa

TQ “chi bạo” để phát triển tên lửa

Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào việc hiện đại hóa lực lượng quân đội, bao gồm các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn ngày càng xa.

Các tên lửa DF-5B tham gia lễ diễu binh tại thủ đô Bắc Kinh vào tháng 9/2015 (Ảnh: Getty)

Ngoài số lượng quân nhân áp đảo với gần 2,3 triệu binh sĩ sẵn sàng chiến đấu, Trung Quốc cũng đang dồn sự tập trung vào việc hiện đại hóa lực lượng quân đội. Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của nước này được cho là nằm trong nhóm phát triển năng động nhất thế giới.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 được trang bị đầu đạn hạt nhân là một trong những tên lửa có tầm phóng xa nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc. Tầm phóng của tên lửa này xấp xỉ 12.000 km, tức là có thể bắn trúng các mục tiêu tại Mỹ và Đông Âu.

Trang tin Washington Free Bacon hồi tháng 1/2017 từng dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Dongfeng-5C, phiên bản mới của DF-5. Là tên lửa có tầm bắn lên tới hơn 12.000 km, Dongfeng-5C có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2A

JL-2A là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc. Theo báo cáo của quân đội Mỹ, JL-2A có thể mang đầu đạn hạt nhân và có tầm phóng ước tính khoảng 7.200 km. Tên lửa này cũng có thể cải tiến để đạt được tầm phóng lên đến 12.800 km.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết, Trung Quốc hiện triển khai 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp Jin, mỗi tàu được trang bji 12 tên lửa JL-2A.

Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26

Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 có thể được trang bị các đầu đạn hạt nhân với tầm phóng khoảng 4.000 km. DF-26 được đặt biệt danh là “Sát thủ Guam” do tầm phóng của tên lửa này cho phép chúng có thể tấn công vùng lãnh thổ Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương nếu được phóng từ lục địa Trung Quốc.

Tập đoàn nghiên cứu quốc phòng RAND của Mỹ từng cảnh báo một cuộc tấn công tên lửa với khoảng 100 tên lửa đạn đạo tầm trung như DF-26 có thể đóng cửa căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam trong vòng 11 ngày.

Tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17

Là tên lửa đạn đạo siêu thanh mới của Trung Quốc, DF-17 có khả năng bay với tốc độ lên tới hơn 12.000 km/giờ. Trung Quốc đã thử nghiệm 2 tên lửa DF-17 vào tháng 11 năm ngoái. Các cuộc thử nghiệm này được cho là đã diễn ra thành công và tên lửa DF-17 có thể sẽ được vào biên chế từ năm 2020.

Thiết kế của DF-17 cho phép tên lửa này đủ nhanh và thấp để tránh việc bị đối phương phát hiện. Điều này có nghĩa các tên lửa phòng thủ của Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định vị trí của DF-17 và đánh chặn trước khi chúng chạm tới các mục tiêu.

Theo Diplomat, DF-17 có thể mang đầu đạn hạt nhân và tầm phóng tối đa của tên lửa này ở mức 2.400 km.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31AG

Trung Quốc vừa “trình làng” DF-31AG, tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân, tại lễ diễu binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hồi tháng 7/2017.

DF-31AG được đánh giá là cơ động hơn nhờ thiết kế mới của xe mang phóng tên lửa, cho phép chúng được vận chuyển tới cả những nơi có địa hình hiểm trở. Tên lửa này được cho là có tầm phóng lên tới gần 11.000 km, tức là đặt toàn bộ lục địa Mỹ vào tầm ngắm.

RELATED ARTICLES

Tin mới