Wednesday, January 8, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaAi ngăn được Trump bấm nút hạt nhân hủy diệt Triều Tiên?

Ai ngăn được Trump bấm nút hạt nhân hủy diệt Triều Tiên?

Sau tranh cãi về “nút bấm hạt nhân” với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, một Nghị sỹ Mỹ đề nghị cấm ông Trump sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nghị sĩ Mỹ đề xuất cấm Tổng thống Mỹ tự quyết hạt nhân

Nghị sĩ Mỹ Ted Lieu vừa nhắc lại sáng kiến cấm Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng vũ khí hạt nhân mà không có sự cho phép của Quốc hội sau khi Tổng thống Donald Trump dọa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về “nút bấm hạt nhân to hơn” của mình.

“Những dòng Tweet của Trump về nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên làm bạn tâm trí rối bời. Hãy ủng hộ dự luật 660/S200 của tôi và Thượng nghị sĩ Ed Marks Bill” – ông Lieu viết trên Twitter kêu gọi người dân Mỹ ủng hộ cho dự luật của mình.

Theo vị Thượng nghị sĩ này, dự luật do đại diện của cả hai Đảng đưa ra sẽ không cho phép Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên mà không có sự cho phép của Quốc hội (không phải là trong trường hợp đáp trả hạt nhân).

Dự luật đòi hỏi Tổng thống phải được sự cho phép của Quốc hội về việc tấn công hạt nhân phủ đầu, đã được đưa ra từ tháng 1 năm 2017 và đến nay vẫn không có tiến triển nào được phe duyệt tại Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện.

Theo luật, Tổng thống Mỹ là Tổng chỉ huy tối cao có quyền ra lệnh sử dụng các lực lượng hạt nhân. Do đó, việc hạn chế quyền lực của Tổng thống trong lĩnh vực này sẽ dẫn đến những rắc rối về mặt hiến pháp. Do đó, dự luật này đứng trước nguy cơ không thể nào được thông qua.

Chuyên gia về cấm phổ biến hạt nhân Mark Fitzpatrick, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) ở Washington cho biết, quyền lực Tổng thống là tối cao nên không có quy trình kiểm tra hay hạn chế quyền lực của tổng thống khi ra quyết định tấn công hạt nhân.

Được biết, đề xuất của những nghị sĩ này được đưa ra ngay từ khi ông Donald Trump mới nhậm chức nhưng theo các nghị sĩ này, đến thời điểm gần đây, nó lại càng trở nên bức thiết hơn sau những đe dọa lẫn nhau giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Ai ngan duoc Trump bam nut hat nhan huy diet Trieu Tien?

Tranh biếm họa về vụ tranh cãi “nút bấm hạt nhân của ai to hơn” giữa Trump và Kim Jong-un

Ông Kim Jong-un, trong lời chúc mừng năm mới vào hôm 101/01/2018, cảnh báo là ông đang giữ nút khởi động tên lửa hạt nhân trên bàn làm việc của mình và sẵn sàng ấn nút kích hoạt nó nếu Hoa Kỳ đe dọa đất nước của mình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay hôm sau đã trả lời lại rằng, ông cũng “có nút bấm hạt nhân to hơn nhiều”.

“Có thể có ai đó từ chế độ kiệt sức và đói khát của ông, làm ơn hãy thông báo với ông ta rằng tôi cũng có một nút hạt nhân, nhưng nó to hơn nhiều và mạnh mẽ hơn cái của ông ta, và nút của tôi đang làm việc!” – Trump viết trong microblog Twitter của mình.

Thực ra, chẳng có cái nút bấm nào để phát động tấn công hạt nhân của Mỹ, mà cần thông qua vật mà luôn được các trợ lý mang theo bên mình Tổng thống là chiếc vali hạt nhân, chứa đựng một quy trình tấn công hạt nhân, bao gồm xác nhận lệnh phóng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Mỹ.

Từ khi chiếc “Vali hạt nhân” ra đời, nó chưa bao giờ được sử dụng đến. Tuy nhiên, đến đời Tổng thống thứ 45 là ông Donald Trump thì trong nội bộ nước Mỹ và trên thế giới đã có nhiều ý kiến quan ngại về một cuộc chiến tranh hủy diệt, khi “Quả bóng hạt nhân” lọt vào tay vị tỷ phú Mỹ – người đã từng gây sốc vì nhiều phát ngôn bốc đồng.

Thực ra, không cần phải ra điều luật cấm Tổng thống được quyền tự quyết khởi động đòn tấn công hạt nhân phủ đầu, mà ngay cả trong trường hợp không có luật này, ông Donald Trump cũng khó có thể phát động cuộc tấn công hạt nhân vào Triều Tiên, bởi sẽ có người ngăn ông ta lại.

Đầu tiên, theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ, Phó Tổng thống Mỹ có thể tuyên bố Tổng thống “mất năng lực điều hành” để tước quyền lực của người đứng đầu Nhà Trắng. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, Phó Tổng thống Mỹ phải nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của nội các.

Thứ hai, Tổng thống Mỹ sẽ ra quyết định tấn công hạt nhân và trao quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng chỉ huy vụ phóng vũ khí hạt nhân. Nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng có thể bất tuân lệnh, khiến vụ phóng bị trì hoãn. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi có sự can thiệp của Phó Tổng thống và Quốc hội.

Hoặc nếu tự quyết định, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải ngay lập tức giải trình lí do (ví dụ như vừa phát hiện cảnh báo sai về mối nguy hiểm đối với nước Mỹ), nếu không, điều này đồng nghĩa với một cuộc đảo chính và Tổng thống sẽ sa thải ông ta, thay thế bằng một Thứ trưởng Quốc phòng để tiếp tục vụ phóng.

Ngoài ra, lệnh phóng của có thể bị trì hoãn ở một trong các khâu thực hiện sau đó, do yếu tố con người hoặc do “trục trặc về kỹ thuật” và khi đó, sự chuẩn bị khác sẽ diễn ra, khoảng thời gian đó có thể sẽ khiến những quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ thay đổi.

Ngay cả trong các đòn đáp trả hạt nhân, mặc dù thời gian là rất nhanh, nhưng mọi quyết định của ông Donald Trump, hay các đời Tổng thống Mỹ khác, cũng phải dựa trên những đánh giá ngặt nghèo về mức độ nguy hiểm của các cơ cấu an ninh và quốc phòng từ thấp đến cao.

Như vậy là dù về bản chất không thể hạn chế quyền ra lệnh tấn công hạt nhân của Tổng thống Mỹ, nhưng ông Trump hầu như không có cơ hội tự ý tấn công hạt nhân vào bất cứ nước nào (dù thực tế là chỉ mình ông là người được ra mệnh lệnh) và nút bấm hạt nhân của ông hay ông Kim Jong-un to hơn cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.

RELATED ARTICLES

Tin mới