Thursday, April 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnHoa Kỳ chuẩn bị tối hậu thư cho Nga

Hoa Kỳ chuẩn bị tối hậu thư cho Nga

Chuyên gia quân sự Leonid Ivashov cho biết chiến lược của Mỹ trong cuộc đàm phán với Nga và họ có thể đưa ra một bản tối hậu thư.

Chuyên gia quân sự, Thướng tướng Leonid Ivashov, Chủ tịch Viện các vấn đề địa chính trị trong cuộc phỏng vấn với tờ RIA Novostia cho rằng, Hoa Kỳ trong cuộc đàm phán với Nga sắp tới về thỏa thuận cắt giảm kho vũ khí chiến lược (START) và Hiệp ước cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung (INF) có thể sẽ đưa ra cho Nga một bản tối hậu thư cứng rắn.

Theo vị chuyên gia, các cuộc đàm phán này rõ ràng gắn liền với chiến lược phát triển chung của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Lầu Năm Góc đã nắm được vị thế để điều chỉnh lại những hành động của mình trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến toàn cầu.

Trong nhiều năm qua, vũ khí hạt nhân được cho là có sức mạnh khủng khiếp nhất bởi vậy chúng là mối nguy hiểm hàng đầu trong các cuộc xung đột có thể xảy ra. Và thực tế không thể phủ nhận khả năng tiêu diệt mục tiêu của các đầu đạn hạt nhân là rất lớn.

Hoa Kỳ hiểu rằng, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với họ, bởi vậy cần phải bắt buộc các nước phải giảm “khả năng sử dụng hạt nhân” đồng thời thúc đẩy phát triển các lĩnh vực quân sự khác.

Nói một cách khác, Hoa Kỳ đang cố gắng làm giảm tiềm năng của bộ ba hạt nhân mà các đối thủ đang sở hữu, Hoa Kỳ cũng đang “đặt cược” khả năng của mình vào trong “chiến lược tấn công toàn cầu” và sử dụng vũ khí chính xác.

Đây được coi là nhiệm vụ chính của Lầu Năm Góc, ông Ivashov nói. Ngoài ra Hoa Kỳ đang tích cực phát triển các thiết bị bay không người lái (UAV), chúng sẽ trở thành vũ khí sử dụng hàng loạt trong tương lai, nhà phân tích cho biết.

Việc Mỹ dần dần rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân chỉ là một phần chiến lược của họ trong cuộc đàm phán với Nga. Cụ thể, Hoa Kỳ sẽ trang bị lại cho các tàu ngầm lớp “Ohio” của mình từ các tên lửa đạn đạo (Trident II) đến các loại tên lửa hành trình tầm ngắn và tầm trung.

Trước đây người Mỹ đã loại bỏ tên lửa MGM-31C “Pershing II” và Nga là RSD1-10 “Pioneer”. Nhưng bây giờ Hoa Kỳ đòi nằng nặc theo ý mình để buộc Nga hạn chế phát triển kỹ thuật khác, ông Ivashov nhấn mạnh.

Bởi vậy tại cuộc đàm phán sắp tới Nga sẽ được nghe một tối hậu thư: một là Nga sẽ ngừng phát triển một số loại tên lửa hành trình của mình, hoặc Mỹ sẽ chính thức đưa vào châu Âu các tổ hợp tên lửa của mình, chuyên gia kết luận.

Thời gian gần đây, cả Mỹ và Nga đều đưa ra những thông báo cho rằng, đối thủ đang vi phạm các điều khoản của INF.

Washington nhiều lần tuyên bố Nga đã đi quá giới hạn trong khuôn khổ của thỏa thuận INF liên quan đến các hoạt động phát triển tên lửa hành trình của mình nhưng không có bằng chứng thực tế nào được đưa ra.

Cùng lúc đó Nga đã bày tỏ lo ngại về cách Hoa Kỳ tôn trọng nghĩa vụ của mình trong thỏa thuận INF.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã đưa ra một ví dụ khi Mỹ triển khai ở Rumania và Ba Lan các hệ thống phóng tên lửa có khả năng phóng tên lửa đánh chặn và tên lửa hành trình tầm trung “Tomahawk”.

RELATED ARTICLES

Tin mới