Monday, January 13, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiLúa mì về Việt Nam qua Đường Tơ lụa TQ

Lúa mì về Việt Nam qua Đường Tơ lụa TQ

Lãnh đạo Kazakhstan cho hay có 720 tấn lúa mì do nước này sản xuất đã đi trên trục lộ hỏa xa tới Trung Quốc và từ đó lên tàu thủy sang Việt Nam.

Trong phát biểu đầu năm 2018, ông Kairat Abdrakhmanov, Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan ca ngợi “thương mại với các nước châu Á tăng 23% từ tháng 1 đến tháng 9/2017”, theo báo Astana Times.

Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan cho hay con số này đạt 13,3 tỷ USD.

Ông được trích lời khi phát biểu trong Quốc hội nước này hôm 05/01/2018 rằng chuyến hàng lúa mì sang Việt Nam “mang tính lịch sử” và đã diễn ra hồi tháng 2/2017, theo báo Astana Times.

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chuyển hàng ở cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đây hiện là điểm trung chuyển thủy bộ quan trọng nhất của Đường Tơ lụa

Nhưng cũng phải gần đây, các báo khu vực như Nikkei Asian Review của Nhật Bản mới có tin về chuyến hàng này, lần đầu đi từ Trung Á ra biển Hoa Đông để xuống Đông Nam Á.

Cảng Liên Vân (Lianyungang) ở Tô Châu là điểm trung chuyển quan trọng nhất nối giao thông hàng hải ‘Đường Tơ lụa trên biển’ của Trung Quốc, với ‘Đường Tơ lụa trên bộ’ chạy từ vùng duyên hải Trung Quốc sang phía Tây, qua Trung Á đến tận châu Âu, theo tờ báo Nhật Bản.

Theo báo Nhật, phía Kazakhstan nay chờ đợi đối tác Việt Nam “cho biết kết quả chất lượng hàng lúa mì” và hy vọng Việt Nam sẽ đặt thêm.

Chuyến hàng 720 tấn lúa mì bán cho Việt Nam đã lần đầu tiên trong lịch sử đi qua hành lang mới nhờ cảng Liên VânBộ trưởng Kazakhstan

Nikkei Asian Review cũng cho hay nhờ tuyến đường xuyên Âu – Á mà Trung Quốc chủ xướng và bỏ tiền xây, Nga và Kazakhstan đều tăng xuất khẩu lúa mì sang vùng Đông Á.

Từ trước tới nay, các thị trường cho nông sản của Nga và Trung Á chủ yếu là châu Âu và vùng Cận Đông.

Riêng về Việt Nam, ông Abdrakhmanov dành nhiều thời gian ca ngợi tiềm năng quan hệ thương mại với nước này:

“Sau khi thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa Liên minh Á-Âu (EAEU) và Việt Nam vào năm 2016, thương mại giữa Kazakhstan và Việt Nam đạt 366 triệu USD chỉ trong chín tháng đầu năm 2017, nhiều hơn quan hệ thương mại với tất cả các nước ASEAN còn lại.

“Chuyến hàng 720 tấn lúa mì bán cho Việt Nam đã lần đầu tiên trong lịch sử đi qua hành lang mới nhờ cảng Liên Vân.”

Từ Trung Á sang Đông Á

Ngoài Việt Nam, ông Abdrakhmanov cũng nói về tham vọng của Kazakhstan muốn tăng cường hợp tác với Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Ông trình bày trước Quốc hội nội dung của các hợp đồng Kazakhstan và Nhật Bản ký năm 2016 khi Tổng thống Nazarbayev sang thăm Tokyo, cũng như Đối tác Chiến lược Kazakhstan – Hàn Quốc cùng các hợp đồng trị giá 640 triệu USD ký kết cũng vào năm 2016 trong chuyến thăm của lãnh đạo nước Trung Á đến Hàn Quốc.

Tất nhiên, Trung Quốc vẫn là quốc gia quan trọng nhất trong mọi dự án lớn ở Kazakhstan thời gian qua.

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Trung Quốc tung ra dự án Một Vành đai Một Con đường dùng đường hỏa xa nối Á – Âu và dùng đường hàng hải nối Đông Nam Á, Nam Á và châu Phi

Ông Abdrakhmanov xác nhận Trung Quốc đã đầu tư 14 tỷ USD trong 10 năm qua vào kinh tế Kazakhstan trong 51 dự án đã và đang được triển khai dần mà trị giá tổng cộng lên tới 26 tỷ USD.

Trung Quốc đã cho xây cảng trên bộ khổng lồ ở Khorgos, nơi chừng 8 tỷ USD hàng hóa được chuyển qua hàng năm.

Khorgos, thuộc Tân Cương, Trung Quốc và là điểm trung chuyển lý tưởng nối với Kazakhstan, Mông Cổ và Nga, sẽ có một khu vực kinh tế tự do cho trên 30 ngàn doanh nhân hoạt động mỗi ngày.

RELATED ARTICLES

Tin mới