Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngNhật Bản chỉ trích TQ đưa tàu ngầm tới gần đảo tranh...

Nhật Bản chỉ trích TQ đưa tàu ngầm tới gần đảo tranh chấp

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm thứ Hai (15/1) chỉ trích Trung Quốc đưa một tàu ngầm hạt nhân hiện đại tiến gần các hòn đảo tranh chấp mà Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền, theo Reuters.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ Nhật Bản, tàu ngầm lớp Shang dài 110m này có khả năng lặn sâu hơn và lâu hơn các loại tàu cũ. Ngoài ra loại tàu mới này còn được trang bị ngư lôi và tên lửa chống hạm.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Itsunori Onodera nói với các phóng viên: “Vận hành một tàu ngầm gần lãnh thổ của một quốc gia khác là đi ngược lại các quy tắc quốc tế”.

Những lời chỉ trích của Nhật Bản xuất hiện sau khi hai nền kinh tế lớn nhất châu Á cam kết cải thiện mối quan hệ.

Tuần trước, Tổng Thư ký Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã phản đối sự có mặt của tàu ngầm và các tàu hải quân khác của Trung Quốc gần các hòn đảo đang tranh chấp. Ông mô tả sự hiện diện của ba tàu canh gác bờ biển Trung Quốc trong vùng biển hôm thứ Hai là điều “đáng tiếc”.

Các tàu ngầm Trung Quốc thường hoạt động gần các hòn đảo của Nhật Bản ở rìa Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, sự có mặt của tàu ngầm bí mật được xem là một mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều đối với Nhật Bản. Theo Reuters, Tokyo lo ngại rằng Bắc Kinh đang khởi động sức mạnh quân sự của mình trong vùng biển này, trong khi củng cố quyền kiểm soát Biển Đông.

Trung Quốc tiếp tục các hoạt động xây dựng đảo và trang bị quân sự tại Biển Đông, vi phạm một phán quyết quan trọng của tòa án quốc tếở La Hay vào năm 2016.

Nhiều lãnh đạo hải quân Mỹ phê phán ông Obama đã không cho phép các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, theo tạp chí Hải quân (Navy Times) của Mỹ. Trong thời gian đó, Trung Quốc ra sức xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt các thiết bị quân sự, tạp chí này cho biết.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã thể hiện một số động thái cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông. Tháng 7, ông phê duyệt kế hoạch một năm cho phép hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi dưới thời Obama mỗi hoạt động như vậy phải xin phép từng lượt.

Tháng 5, tàu chiến Mỹ đã tiến hành ‘cuộc thao diễn’ trong phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Động thái này chưa từng xảy ra dưới thời Obama và được cho là một thách thức trực tiếp đến hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới