Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiHy vọng gì ở đàm phán liên Triều?

Hy vọng gì ở đàm phán liên Triều?

Hai miền Triều Tiên đã trở lại bàn đàm phán sau một năm đầy đe dọa và thách thức lẫn nhau.

Các cuộc thảo luận đã đưa ra một số kết quả hữu hình, bao gồm việc Triều Tiên đồng ý tham dự Thế vận hội mùa đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc và nối lại đường dây nóng quân sự, hai miền Triều Tiên sẽ diễu hành dưới một lá cờ thống nhất ở Thế vận hội.

Tuy nhiên, liệu cuộc đàm phán này có tránh được vết xe đổ của các nỗ lực ngoại giao trước đây?

Đã có nhiều nỗ lực tìm ra một giải pháp ngoại giao để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng như Hiệp ước Khung của những năm 1990 và các cuộc đàm phán 6 bên trong những năm 2000. Tuy nhiên, tất cả đều kết thúc bằng thất bại.

Để hiểu những gì sẽ diễn ra tiếp theo, điều quan trọng là phải xem xét các điều kiện giúp cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán. Trong bài diễn văn năm mới, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dường như chìa một nhành ô liu cho người đồng nhiệm ở miền Nam, Moon Jae-in: Tập trung vào Thế vận hội.

Đó là một khởi đầu tự nhiên cho các cuộc đàm phán – một bước đi đầu tiên tốt đẹp, và khá dễ dàng. Cả hai bên đều có cùng mối quan tâm ở vấn đề này, Triều Tiên chắc chắn muốn tham gia Thế vận hội, và người Hàn Quốc muốn họ tham gia Thế vận hội.

đàm phán liên TriềuBộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc – ông Cho Myoung Gyyon (phải) bắt tay với ông Ri Son Gwon – người đứng đầu phái đoàn CHDCND Triều Tiên trước cuộc họp tại Panmunjom thuộc vùng phi quân sự ở Paju, Hàn Quốc vào 9/1/ 2018. (Ảnh AP)

Tuy nhiên, mọi quốc gia liên quan đến đàm phán hoặc có lợi ích liên quan đều rõ ràng rằng mục tiêu cuối cùng của bất kỳ nỗ lực ngoại giao nào của đàm phán liên Triều đều là phi hạt nhân hóa CHDCND Triều Tiên. Nhưng ngay cả việc đề cập đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng thôi cũng làm phật lòng nhà đàm phán hàng đầu của Triều Tiên, theo một báo cáo sau cuộc họp.

Một điểm gút mắc chính là các cuộc tập trận quân sự hàng năm của Mỹ và Hàn Quốc vào mùa xuân. Căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ thường bùng phát do các cuộc tập trận. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đồng ý trì hoãn các cuộc tập trận theo yêu cầu của Hàn Quốc, điều mà các nhà quan sát đã suy đoán đã được thực hiện để đảm bảo Thế vận hội mùa đông diễn ra suôn sẻ.

Trung Quốc và Nga đã ủng hộ cái gọi là đề xuất “Đóng băng để Đóng băng”, trong đó Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận quân sự và Triều Tiên dừng thử nghiệm tên lửa. Nhưng cả Triều Tiên và Mỹ cho đến nay đã từ chối ý tưởng này. Washington cho rằng nó không phải là một kiểu so sánh “táo với táo”, vì các cuộc tập trận quân sự là hợp pháp, trong khi các cuộc thử tên lửa của Triều Tiên bị cấm theo luật quốc tế.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng nói vào tháng 10 rằng họ sẽ không đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump cho đến khi họ gửi “một thông điệp rõ ràng rằng Triều Tiên có khả năng tự vệ và tấn công đáng tin cậy để chống lại bất kỳ sự xâm lược nào từ Mỹ”.

Mặc dù ông Kim tuyên bố trong bài diễn văn năm mới rằng khả năng hạt nhân của Triều Tiên hiện nay đã “hoàn chỉnh”, các chuyên gia tin rằng Bình Nhưỡng vẫn cần phải tiến hành thêm nhiều thử nghiệm nữa. Bình Nhưỡng được cho là phải phát triển nhiều tên lửa mang nhiên liệu rắn và di động (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được thử vào năm 2017 sử dụng nhiên liệu lỏng không ổn định và ăn mòn hơn). Vì vậy, họ cần thử nghiệm nhiều hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới