Friday, January 3, 2025
Trang chủBiển nóngBiên giới Trung-Ấn đang căng thẳng

Biên giới Trung-Ấn đang căng thẳng

Trung Quốc tăng cường quân sự sát biên giới Ấn Độ khi New Delhi mua sắm vũ khí, tập trận Hải quân với Nhật Bản.

Thông tin trên Sputnik, hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy khu phức hợp quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chỉ cách cao nguyên Doklam khoảng 10km về phía Đông.

Đây vốn là nơi diễn ra xung đột biên giới kéo dài 73 ngày giữa New Delhi và Bắc kinh hồi giữa năm 2017.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng PLA đang tiến hành các hoạt động xây dựng như đào hào, dựng doanh trại và bãi đáp trực thăng. Thậm chí các hoạt động cũng cho thấy việc đào các ụ súng nhưng hiện tại chưa thấy có bất kỳ vũ khí hạng nặng nào được bố trí tại đây.

Các binh lính Trung Quốc cũng đưa các phương tiện thiết giáp đã được tăng cường trong khu vực, trong đó có một trung đoàn cơ giới toàn diện gồm xe chiến đấu bộ binh ZBL-09. Hình ảnh vệ tinh cho thấy ZBL-09 có thể được trang bị lựu pháo.

Động thái này đáng chú ý bởi sau vụ căng thẳng hồi tháng 5/2017, Trung Quốc và Ấn Độ đã nhất trí với phương án giảm căng thẳng tại biên giới bằng cách cùng lui binh.

Bien gioi Trung-An lai dang rat nong
Trung Quốc xây khu phức hợp quân sự gần biên giới Ấn Độ.

Phản ứng trước thông tin này, Tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ Bipin Rawat hôm 17/1 nói với báo giới, ông coi động thái này của phía Trung Quốc chỉ là tạm thời.

“Về vấn đề Doklam, binh sĩ PLA ở đó nhưng không phải với số lượng lớn như lúc ban đầu. Họ đã tiến hành một số hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng nhưng chỉ là tạm thời. Chúng tôi cũng ở đó. Nếu họ đến, chúng tôi sẽ đương đầu với họ” – ông Bipin Rawat cho hay.

Tướng Rawat nói thêm rằng có khả năng khu phức hợp quân sự trên đơn giản chỉ là để bảo vệ trang thiết bị của quân đội Trung Quốc trong mùa đông khắc nghiệt.

Bien gioi Trung-An lai dang rat nong
Tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ Bipin Rawat

Dẫu bày tỏ tinh thần lạc quan như vậy, phía Ấn Độ cũng được cho là có nhiều động thái quân sự khác tương xứng với hành động của Trung Quốc, như việc tập trận Hải quân với Nhật Bản hôm 17/1.

Hãng tin PTI cho biết, cuộc diễn tập diễn ra tại vùng biển ngoài khơi thành phố Chennai thuộc phía nam Ấn Độ. Tham gia diễn tập có 9 tàu tuần duyên và 8 trực thăng Ấn Độ cùng 1 tàu tuần duyên Nhật.

Cuộc diễn tập dựa trên kịch bản mà theo đó nhóm hải tặc cướp một tàu thương mại và các trực thăng cùng tàu tìm cách giải cứu thủy thủ đoàn.

Chỉ huy Lực lượng tuần duyên Nhật Satoshi Nakajima đề cao ý nghĩa của cuộc tập trận và nhấn mạnh: “Điều quan trọng là hai lực lượng an ninh biển hợp tác trong các biện pháp chống hải tặc và chiến dịch giải cứu trên biển vì sự phồn thịnh và hòa bình khu vực”.

Đây là lần đầu tiên cuộc diễn tập này thu hút quan sát viên từ các nước láng giềng của Ấn Độ như Sri Lanka và Maldives, nơi Trung Quốc đang tích cực thắt chặt quan hệ và gia tăng ảnh hưởng.

Giới chuyên gia cho rằng Ấn Độ muốn nâng cao hợp tác với Nhật Bản nhằm đối phó với Trung Quốc.

New Delhi hiện cũng đang tăng cường củng cố năng lực quân sự của mình. Hôm 16/1, thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong cuộc họp do Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman chủ trì, Hội đồng Mua sắm Quốc phòng đã thông qua hợp đồng mua 72.400 súng trường tấn công và 93.895 súng carbine trị giá 35 tỷ rupee (khoảng 553 triệu USD).

Theo thông báo, số 160.000 khẩu súng này được mua để “cho phép các lực lượng phòng vệ đáp ứng được yêu cầu trước mắt của các binh sĩ triển khai ở các khu vực biên giới”.

Bien gioi Trung-An lai dang rat nong
Ấn Độ – Nhật Bản thực hiện cuộc diễn tập Hải quân hôm 17/1.

Tờ Economic Times của Ấn Độ dẫn lời Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Đông Ấn Độ Abhay Krishna nhận định rằng, quân đội nước này đã “chuẩn bị kỹ lưỡng” và Trung Quốc sẽ “không có thêm bất cứ động thái mạo hiểm nào nữa”.

Đây là câu trả lời của Tướng Krishna trước câu hỏi quân đội Ấn Độ đã chẩn bị như thế nào sau sự kiện căng thẳng ở cao nguyên Doklam hồi tháng 6/2017.

Học giả nổi tiếng của Trung Quốc tại Đại học Phúc Đán, ông Shen Dingli nhận định khủng hoảng ở Doklam là một trong số sự kiện ngoại giao thất bại lớn của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới