Sunday, September 8, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ khen Nga là một quốc gia thần kỳ

TQ khen Nga là một quốc gia thần kỳ

Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới tình hình quốc gia láng giềng có chung 4.300 km đường biên giới, nhất là dưới thời Tổng thống Putin.

Mối quan tâm của Trung Quốc

Trang The Paper của Trung Quốc mới đây có bài phân tích về tình hình nước Nga, trong đó gọi nước láng giềng là “quốc gia thần kỳ” và có thể gây ảnh hưởng cho thế giới bằng phương thức không ai nghĩ đến.

Trang mạng Trung Quốc dẫn lại lời nhà thơ, nhà ngoại giao Nga nổi tiếng thế kỷ 19, Fedor Ivanovich Tyutchev (1803-1873): “Lý trí không lý giải được nước Nga, đối với nước Nga, bạn chỉ có thể tin tưởng nó”.

Năm 2017, Nga xảy ra nhiều sự kiện: nhiều thành phố diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn, Saint-Petersburg lại lần nữa xảy ra đánh bom ở tàu điện ngầm, quan hệ Nga-Mỹ lên xuống thăng trầm giữa cải thiện và chuyển biến xấu.

Giới phân tích Trung Quốc thừa nhận những sự kiện trên đều thu hút sự chú ý của thế giới. Trung Quốc là nước láng giềng có chung 4.300 km đường biên giới với Nga, cho dù là trong lịch sử hay thực tại, Nga đều có ảnh hưởng rất lớn đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cách nhìn nhận nước Nga ở Trung Quốc lại được coi là “chắp vá” bởi có ý kiến cho rằng Nga vẫn là cường quốc thứ nhất thứ nhì thế giới, nhưng cũng có người cho rằng Nga đã suy yếu và vẫn sẽ tiếp tục xu thế này trong tương lai, cuối cùng hạ xuống thành một quốc gia mang tính khu vực.

Một số người nghĩ rằng Trung Quốc và Nga là đồng minh tự nhiên, Trung Quốc trong tình hình đối mặt với sức ép mạnh mẽ từ Mỹ, đương nhiên cần phải liên minh với Nga để cùng nhau chống lại Mỹ.

Nhưng cũng có người cho rằng kể từ khi Trung Quốc và Nga tiếp xúc, Nga đã gây nhiều tổn thương cho Trung Quốc, tạo nên mối đe dọa lớn cho an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Bao Trung Quoc: Nga la mot quoc gia than ky

 Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga V. Putin

Bài viết đề xuất một “không gian 3 chiều do 3 trục tọa độ hợp thành” để nhìn nhận thực trạng của Nga cũng như các vấn đề quốc tế khác.

Trục tọa độ thứ nhất là trục ngang, chính là những thay đổi của lịch sử nước Nga, những yếu tố như văn hóa chính trị, cơ cấu kinh tế, phương thức quản lý, bản sắc dân tộc…

Trục tọa độ thứ hai là trục thẳng đứng, đặt đối tượng nghiên cứu vào trong cả hệ thống quốc tế, so sánh nó với các nước khác trên thế giới để phân tích điểm mạnh và điểm yếu, và xác định vị trí của nó trong hệ thống quốc tế.

Trục thứ 3 được đánh giá quan trọng hơn cả, tức là coi lợi ích quốc gia của Trung Quốc là trọng tâm và xem xét các vấn đề có liên quan tới lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Tầm nhìn chiến lược

Tờ báo Trung Quốc bắt đầu đánh giá với việc nhìn nhận lại quá trình nắm quyền của Tổng thống Putin kể từ khi tiếp quản quyền lực từ ông Boris Yeltsin ngày 31/12/1999.

Trong 17 năm qua, đầu tiên ông đảm nhận 2 nhiệm kỳ tổng thống, sau đó chuyển sang làm thủ tướng, tiếp theo đó năm 2012 một lần nữa quay trở lại Điện Kremli giữ chức tổng thống. Theo hiến pháp của Liên bang Nga sau khi sửa đổi, nhiệm kỳ tổng thống Nga từ 4 năm kéo dài thành 6 năm, điều này có nghĩa là Putin có khả năng nắm quyền đến năm 2024, cũng có nghĩa là lãnh đạo nước Nga một phần tư thế kỷ.

Bao Trung Quoc: Nga la mot quoc gia than ky

Tổng thống Nga V. Putin tại Điện Kremlin

Theo đánh giá của giới phân tích Trung Quốc, trong thời gian 17 năm Tổng thống Putin lãnh đạo nước Nga, những thay đổi lớn đã diễn ra ở Nga. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Putin làm rất nhiều việc, ở một mức độ rất lớn đã làm thay đổi cục diện kinh tế suy thoái, chính trị hỗn loạn thời kỳ Tổng thống Boris Yeltsin cầm quyền.

Về chính trị, ông Putin lựa chọn biện pháp mạnh mẽ, thông qua hàng loạt biện pháp như thành lập khu vực liên bang, cử Đại diện toàn quyền Tổng thống Liên bang Nga… định hình lại hệ thống quyền lực thẳng đứng, chống lại sự can thiệp của giới đầu sỏ chính trị, khiến một số nhân vật đầu sỏ chính trị như Vladimir Gusinsky, Boris Berezovsky giảm đáng kể ảnh hưởng chính trị.

Về kinh tế, ông Putin dựa vào chủ nghĩa tư bản nhà nước xây dựng lại sự can thiệp của nhà nước đối với kinh tế, đồng thời dựa vào giá dầu cao để đạt được sự phục hồi tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Nga trong giai đoạn 2000 đến 2008.

Bao Trung Quoc: Nga la mot quoc gia than ky

Máy bay chiến đấu Su-34 của Nga tại Syria

Trong lĩnh vực an ninh, Nga dùng “bàn tay sắt” để chống chủ nghĩa khủng bố, bao gồm phát động Chiến tranh Chechnya lần thứ hai, khiến tình hình an ninh trong nước từ hỗn loạn mất trật tự chuyển sang an ninh có trật tự.

Về mặt quốc tế, ông Putin áp dụng các chính sách thực dụng “cứng rắn nhưng linh hoạt” để ngăn chặn xu thế địa vị quốc tế của Nga không ngừng sụt giảm, tầm ảnh hưởng quốc tế của Nga đã được khôi phục phần nào.

Năm 2012, ông Putin trở lại Điện Kremli, bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống lần thứ 3 của mình. Lần trở lại này thực sự không dễ dàng. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, tỷ lệ ủng hộ ông Putin là 63,6%, trong khi tại hai trung tâm chính trị lớn nhất là Moscow và Saint Petersburg, tỷ lệ ủng hộ ông chưa quá bán.

Trước khi trúng cử tổng thống lần thứ 3, ông Putin đã vạch ra một bản kế hoạch rực rỡ cho sự phát triển của nước Nga trong tương lai.

Về kinh tế, đến năm 2020, phải làm cho tổng lượng kinh tế của Nga đứng trong hàng ngũ 5 nước đứng đầu thế giới, GDP bình quân đầu người đạt 35.000 USD, tạo ra 20 triệu vị trí việc làm mới, khiến giá trị sản lượng của ngành công nghiệp công nghệ cao chiếm hơn 50% GDP.

Kinh tế Nga phục hồi ngoạn mục bất chấp các biện pháp cấm vận của phương Tây

Về chính trị, phải hàn gắn sự chia rẽ xã hội mà cuộc bầu cử năm 2012 gây ra, thực hiện ổn định chính trị. Về ngoại giao, cải thiện quan hệ với phương Tây, đồng thời thông qua các biện pháp như thành lập liên minh thuế quan, liên minh kinh tế Á-Âu để thực hiện “tái hội nhập” không gian hậu Xôviết dưới sự lãnh đạo của Nga.

Về các chính sách kinh tế cụ thể, ông Putin đề ra 5 trụ cột phát triển kinh tế. Thứ nhất là hiện đại hóa ngành công nghiệp dầu khí.

Thứ hai, thông qua kế hoạch tái thiết vũ khí quân sự trong 10 năm tổng giá trị 750 tỷ USD để dẫn dắt tái công nghiệp nước Nga.

Thứ ba, thông qua việc gây dựng hàng loạt khu khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển và đổi mới nước Nga.

Thứ tư, ra sức phát triển vùng Viễn Đông, để Viễn Đông trở thành một Singapore thứ hai.

Thứ năm, phát huy ưu thế tài nguyên đất đai phong phú của Nga, phát triển hiện đại hóa nông nghiệp, khiến Nga trở thành nước xuất khẩu lương thực của thế giới.

Những mục tiêu bất thành

Theo tờ báo Trung Quốc, cho đến nay, nhiệm kỳ thứ 3 của Tổng thống Putin sắp trôi qua nhưng những kế hoạch kể trên gần như không thể thực hiện, kể cả đến năm 2020.

Về kinh tế, mặc dù giá dầu quốc tế năm 2012 vẫn duy trì ở mức cao hơn 100 USD, nhưng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga vẫn sụt giảm rõ rệt. Năm 2012 chỉ có 3,4%, và tụt xuống còn 1,3% vào năm 2013.

Cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 dẫn đến sự trừng phạt của phương Tây đối với Nga và giá dầu sụt giảm, khiến mức tăng trưởng kinh tế của Nga năm đó chỉ đạt mức 0,5%. Năm 2015 và 2016, kinh tế Nga lâm vào suy thoái, mức tăng trưởng kinh tế lần lượt là 3,7% và -1,7%.

Người dân Crimea chụp ảnh thân thiện với các binh sĩ Nga

Mặc dù phía Chính phủ Nga cho biết năm 2017 Nga có khả năng tăng trưởng nhẹ, nhưng đến năm 2020 mức tăng trưởng kinh tế của Nga tính theo tình hình tốt nhất cũng chỉ 2% đến 3%. Đây là một mức tăng trưởng thấp, thấp hơn mức bình quân tăng trưởng kinh tế của thế giới (theo IMF dự đoán, 2017 là 3,5%, 2018 là 3,6%).

Điều này có nghĩa là trong giai đoạn tiếp theo vị thế của Nga trong bố cục kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy giảm.

Để đạt mục tiêu đến năm 2020 Nga đứng trong top 5 nước đứng đầu thế giới về kinh tế, thì trong 8 năm từ năm 2012 đến năm 2020, mức tăng trưởng kinh tế của Nga cần phải đạt bình quân trên 7,5% năm. Hiện nay có thể chắc chắn rằng mục tiêu này hoàn toàn ngoài tầm với.

Tổng thống Putin cũng từng muốn dựa vào việc chấn hưng quân sự để kéo theo “tái công nghiệp hóa” nước Nga, nhưng trên thực tế, nền kinh tế dựa trên tri thức và ngành công nghiệp công nghệ cao của Nga không chỉ chưa phát triển đầy đủ, thậm chí ngay cả hệ thống công nghiệp truyền thống cũng đang tiếp tục “suy tàn”.

Có đến 60%-70% lượng hàng hóa nhập khẩu của Nga là sản phẩm công nghiệp. Ngược lại, Nga vẫn xuất khẩu chủ yếu là các nguyên vật liệu như dầu mỏ, khí đốt, gỗ, kim loại, than…

Điều này đặt ra câu hỏi Nga sẽ lấy gì để cạnh tranh trong lúc cuộc cách mạng năng lượng mới và cách mạng công nghiệp mới đang tăng tốc.

Ngoài ra, tờ báo Trung Quốc cũng kể ra hàng loạt khó khăn về ngoại giao của Nga trong những năm qua, đặc biệt là trong quan hệ với phương Tây.

RELATED ARTICLES

Tin mới