Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ xây trụ sở giúp châu Phi, cài luôn máy nghe lén

TQ xây trụ sở giúp châu Phi, cài luôn máy nghe lén

Trung Quốc và Liên minh châu Phi (AU) hôm 29-1 đã lên tiếng bác bỏ thông tin từ báo Le Monde nói rằng Bắc Kinh cài cắm máy nghe lén tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô của Ethiopia.

Chính phủ Trung Quốc chi tiền và xây dựng trụ sở cho AU, gọi đây là “món quà” tới những người bạn châu Phi. Ảnh: Reuters

Phản hồi nói trên được đưa ra sau khi tờ Le Monde dẫn các nguồn tin AU giấu tên nói rằng dữ liệu từ các máy tính trong tòa nhà do Trung Quốc xây dựng mỗi đêm đều được chuyển tới các máy chủ Trung Quốc trong suốt 5 năm.

Cũng theo tờ báo của Pháp này, sau khi vụ việc bị phát hiện 1 năm trước, hệ thống máy tính của tòa nhà, trong đó có các máy chủ đã được thay đổi. Trong suốt cuộc diệt trừ “rệp nghe lén” sau khi vụ việc trên bị phát giác, giới chức trách đã tìm thấy nhiều microphone giấu dưới bàn và trên tường.

Tòa nhà trụ sở 200 triệu của AU do Trung Quốc tài trợ , xây dựng và khai trương rầm rộ năm 2012. Đây được xem như biểu tượng cho “cú thúc” nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở châu Phi và con đường tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của lục địa đen.

Không chỉ tại thủ đô của Ethiopia, Addis Ababa , đầu tư của Trung Quốc còn thấm đấm các công trình hạ tầng đường bộ và đường sắp khắp châu Phi. Tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2015 ở Nam Phi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết viện trợ và đầu tư 60 tỉ USD cho lục địa này, khẳng định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều con đường, đường sắt và cảng tại khu vực này.

Theo Guardian, các quan chức Trung Quốc và châu Phi – đang dự một hội nghị thượng đỉnh của AU tại Addis Ababa hôm 29-1 đã bác bỏ thông tin chấn động nói trên từ Le Monde.

Đại sứ Trung Quốc tại AU Kuang Weilin gọi bài viết của Le Monde là “nực cười và phi lý”, cho rằng bài báo có ý đồ gây sức ép lên quan hệ giữa Bắc Kinh và châu Phi. “Quan hệ Trung Quốc – châu Phi đã mang lại lợi ích và rất nhiều cơ hội. Người châu Phi rất vui với điều đó. Những người khác thì không”- ông Kuang nói.

Khi được hỏi “người khác” ở trên đề cập tới ai, vị đại sứ của Trung Quốc giải thích: “Đó là những người ở phương Tây. Họ không quen với điều đó và không thoải mái với điều đó”.

Trong khi đó, Tổng thống Rwanda Paul Kagame – người sẽ đảm đương vị trí chủ tịch AU năm nay, nói rằng ông không hay biết điều gì về vụ việc.

“Tôi không nghĩ rằng chỉ duy có Trung Quốc mới do thám. Chúng tôi có các gián điệp ở khắp nơi trên thế giới”- ông Kagame nói. “Nhưng tôi sẽ không có gì phải lo về việc bị theo dõi trong tòa nhà này”.

Cũng theo lời vị lãnh đạo này, lo ngại duy nhất của ông là lẽ ra AU bên tự xây dựng trụ sở, thay vì để Trung Quốc làm việc đó.

RELATED ARTICLES

Tin mới