Saturday, July 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ lo trừng phạt Nga sẽ gây tác dụng ngược

Mỹ lo trừng phạt Nga sẽ gây tác dụng ngược

Bộ Tài chính Mỹ đánh giá các lệnh trừng phạt nhằm vào khoản nợ có nguồn gốc Nga gây tổn hại cho cả Mỹ.

Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ gửi Quốc hội nước này theo tài liệu trích dẫn từ Bloomberg cho thấy, việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các khoản nợ từ Nga có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi không chỉ đối với Nga mà còn đối với thị trường tài chính toàn cầu và cho các nhà đầu tư Mỹ.

“Do quy mô nền kinh tế của Nga, tính liên kết và tỷ lệ của các thị trường tài sản toàn cầu, và sự tuân thủ quá mức của các công ty toàn cầu đối với các biện pháp trừng phạt của Mỹ, mức độ và phạm vi của các hậu quả từ việc mở rộng hình phạt sẽ cho phối đến cả Nga và các nhà đầu tư Mỹ” – báo cáo có đoạn.

Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ, việc mở rộng các biện pháp trừng phạt của Mỹ mà không có sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu và các đối tác khác thì có thể làm suy yếu sự thống nhất về vấn đề trừng phạt đối với Nga.

“Việc mở rộng các biện pháp trừng phạt của Mỹ bao gồm các vụ mua bán nợ mới của Nga mà không có các biện pháp tương ứng của EU và các đối tác khác của Mỹ có thể làm suy yếu nỗ lực duy trì sự thống nhất đối với lệnh trừng phạt của Nga” – báo cáo ghi rõ.

Giám đốc Ngân hàng Trung ương Nga  Elvira Nabiullina bình luận trên Thông tấn TASS cho rằng, một lệnh cấm đối với việc mua lại các chứng khoán và nợ có nguồn gốc từ Nga có thể gây ra biến động nhất định trên thị trường nhưng hiệu quả sẽ ngắn hạn.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng khi Tổng thống Donald Trump không vội vàng trừng phạt các công ty và doanh nghiệp nước ngoài làm ăn với công ty Nga. Bộ này cho rằng lệnh trừng phạt cốt cũng chỉ đóng vai trò ngăn chặn, và khi đã chặn hiệu quả thì không nhất thiết phải trừng phạt thêm.

Chính quyền ông Trump như vậy đã ngầm khẳng định các lệnh trừng phạt cũ đang hiệu quả. Mà đã vậy thì phải tiếp tục theo sát diễn biến sắp tới để biết liệu có cần thiết phải áp đặt thêm lệnh trừng phạt mới hay không, do dẫu sao nó cũng chỉ nhằm ngăn cản chứ không phải dùng để phạt vạ.

“Từ bối cảnh ấy, nếu luật đang hiệu quả, lệnh trừng phạt lên các tổ chức hay cá nhân cụ thể sẽ không cần thiết vì luật này, trên thực tế, phục vụ như là một công cụ ngăn cản” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới