Wednesday, January 8, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnVatican chuẩn bị ký kết thỏa thuận với TQ về vấn đề...

Vatican chuẩn bị ký kết thỏa thuận với TQ về vấn đề các giám mục

Tòa thánh Vatican của Thiên Chúa giáo La Mã (Công giáo) được cho đã sẵn sàng ký kết một thỏa thuận với chính quyền Bắc Kinh về vấn đề các giám mục, GK Men đưa tin.

Tuy nhiên, một thỏa thuận vẫn không giải quyết được những câu hỏi lớn về tình trạng của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc, bao gồm vị trí của hơn 30 giám mục được Rôma công nhận nhưng Bắc Kinh không công nhận; và việc tái lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Vatican có thể vẫn còn xa.

Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican vào năm 1951, không lâu sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền. Kể từ đó, tại Trung Quốc đã song song tồn tại hai hệ thống nhà thờ Công giáo:

  1. Hiệp hội Công giáo Ái quốc Trung Hoa (Chinese Patriotic Catholic Association – CPCA), được điều hành bởi các giám mục do Nhà nước Trung Quốc bổ nhiệm.
  2. Giáo hội ngầm, với những giám mục do Tòa thánh Vatican bổ nhiệm.

Tuần trước, các hãng tin lớn như Wall Street Journal (WSJ), National Post đưa tin Tòa thánh đã buộc 2 vị giám mục của mình phải từ chức, để nhường chỗ cho các giám mục CPCA do Trung Quốc bổ nhiệm, bao gồm giám mục Huang Bingzhang, người đã bị Tòa thánh cắt Phép Thông công (một hình phạt của Giáo hội Công giáo Rôma dành cho những giáo sĩ và giáo dân phạm trọng tội, về hình thức là bị khai trừ khỏi Giáo hội).

Theo thỏa thuận, Giáo hoàng Francis phải dỡ bỏ việc rút Phép Thông công đối với 7 giám mục của CPCA để đổi lấy việc Vatican sẽ được trao quyền bổ nhiệm các giám mục trong tương lai.

Động thái này của Vatican bị chỉ trích là “phản bội đức tin”. Hồng y Joseph Zen (Hồng Kông) bình luận: “Cho dù bạn đầu hàng và chấp nhận chính sách đàn áp tín ngưỡng của nhà cầm quyền, thì vẫn hãy trung thành với đức tin của chính mình”.

Hôm 29/1, Hồng y Zen cho biết ông đã thay mặt cho Cha Zhuang (một giám mục bị yêu cầu từ chức) để gặp Giáo hoàng Francis, theo AsiaNews.it.

Hồng y Joseph Zen

Hồng y đã nghỉ hưu, ông Joseph Zen của Hồng Kông (bên phải), cho biết ông đã bay tới Rome để gặp Giáo hoàng Francis (bên trái) thay mặt Cha Zhuang (Ảnh: AP)

Trong bài đăng trên Facebook, Hồng y Zen cho biết khi ông gặp Giáo hoàng Francis vào ngày 14/1 để thảo luận về tình hình, vị Giáo hoàng ngụ ý rằng ông không ủng hộ kết quả và không nhận thức đầy đủ về những gì các nhà ngoại giao của ông đang làm.

Vào năm 2015, Cơ sở Dữ liệu Tôn giáo Thế giới ước tính có khoảng 7,3 triệu người trong nhà thờ Công giáo của chính phủ (CPCA) và 10,5 triệu người thuộc Giáo hội ngầm.

Những người Công giáo Trung Quốc, kể cả các giám mục được Giáo hoàng ủng hộ, những người vẫn trung thành với Vatican, thường phải đối mặt với việc quấy rối, bị bỏ tù và bị buộc phải hoạt động ngầm.

Cơ Đốc giáo TQ

Các tín đồ Cơ Đốc giáo Trung Quốc tham dự lễ Giáng sinh tại một nhà thờ Công giáo ở Bắc Kinh vào ngày 24/12/2016. (Ảnh: Wang Zhao / AFP / Getty Images)

Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định rằng Trung Quốc là “quốc gia nằm trong diện đặc biệt đáng lo ngại”, bởi vì nước này đã tham gia hoặc dung túng các vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về tự do tín ngưỡng.

Một báo cáo về tôn giáo ở Trung Quốc của tổ chức Freedom House ở London đã đánh giá rằng người Công giáo ở Trung Quốc phải đối mặt với mức độ khủng bố “vừa phải”, trong khi các Phật tử Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công phải đối mặt với mức độ khủng bố “rất cao”.

Kể từ năm 1999, Trung Quốc đã tiến hành cuộc đàn áp đẫm máu đối với các học viên Pháp Luân Công, một môn khí công ôn hòa giúp nâng cao đạo đức và sức khỏe dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc đã thực hiện hơn 1.000.000 ca cấy ghép nội tạng, và phần lớn nguồn nội tạng trong đó được thu hoạch từ việc mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công, và phần nhỏ từ các tín đồ Công giáo, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và Phật giáo Tây Tạng, The Liberty Web cho biết trong bài viết ngày 31/1/2018.

RELATED ARTICLES

Tin mới