Thursday, April 25, 2024
Trang chủBiển nóngBán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh, Nga triển khai...

Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh, Nga triển khai vũ khí bất thường

Nga vừa đưa ra quyết định triển khai vũ khí bất thường đến một hòn đảo tranh chấp ở Thái Bình Dương. Quyết định này được cho là có liên quan đến cuộc khủng hoảng đang leo thang từng ngày trên bán đảo Triều Tiên.

Cụ thể, Nga đã quyết định triển khai các máy bay chiến đấu đến một hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản sau khi liên tục lên tiếng phản đối các biện pháp tăng cường an ninh của Mỹ ở trong khu vực, đặc biệt là kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa được tuyên bố là nhằm để đối phó với Triều Tiên.

Trong sắc lệnh được công bố hôm 1/2, Thủ tướng Medvedev đã cho phép Bộ Quốc phòng Nga đưa chiến đấu cơ đến sử dụng một sân bay dân sự trên đảo Iturup theo cách gọi của Nga hay đảo Etorofu theo cách gọi của Nhật Bản. Đảo này là một trong 4 đảo thuộc quần đảo Kuril đang nằm trong tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản.

Sắc lệnh của Thủ tướng Medvedev là bước mới nhất trong kế hoạch tăng cường quân sự trên khu vực . Moscow đã triển khai một vài trong số những hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất đến quần đảo Kurdl và đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân ở đó dù Moscow và Tokyo tiếp tục đàm phán về cuộc tranh chấp lãnh thổ.

Động thái quân sự mới nhất của Nga được cho không chỉ xuất phát từ cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản mà còn do những động thái quân sự gây lo ngại của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong khu vực nhằm đối phó với Triều Tiên.

Moscow công khai lên tiếng chỉ trích các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn QUốc – hai nước bị đe dọa trực tiếp bởi chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Giới chức cấp cao của Nga tin rằng những cuộc tập trận quy mô rầm rộ của ba nước trên cùng các hoạt động triển khai vũ khí của họ trong khu vực khiến chính quyền Triều Tiên thêm tức giận và lao vào tăng cường phát triển chương trình tên lửa, hạt nhân.

Trong bối cảnh tình hình khu vực leo thang căng thẳng, Moscow đã không ngần ngại tăng cường trang bị vũ khí cho các khu vực xung quanh và tuần này, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã bật đèn xanh cho một đề nghị triển khai máy bay quân sự của Nga đến đảo tranh chấp với Nhật Bản.

Sắc lạnh mà Thủ tướng Medvedev đưa ra đã được công bố lên mạng vài ngày trước khi các nhà ngoại giao từ hai nước Nga, Nhật nối lại cuộc đàm phán của họ về quần đảo tranh chấp.

Trong những năm gần đây, các cuộc gặp thân thiện, hữu nghị giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã diễn ra gần như trong tất cả các cuộc họp thượng đỉnh lớn giữa hai nước. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản việc Nga đưa vũ khí quân sự đến triển khai ở khu vực tranh chấp.

Nga và Nhật Bản từ lâu đã có tranh chấp về quần đảo trên Thái Bình Dương mà Nga gọi là Kuril và Nhật coi là Lãnh thổ Phương Bắc. Cuộc tranh chấp quần đảo Kuril kéo dài cho đến tận ngày nay đã khiến Nga và Nhật Bản chưa thể ký kết được một hiệp ước hòa bình nhằm kết thúc một cách chính thức thế chiến II.

Quần đảo Kuril, nằm ở vùng Sakhalin của Nga, hình thành nên một biển đảo núi lửa kéo dài 1.300 km từ Hokkaido, Nhật Bản, tới Kamchatka, Nga, phân chia biển Okhotsk với Bắc Thái Bình Dương. Có 56 hòn đảo thuộc quần đảo này và rất nhiều các khối đá nhỏ khác. Toàn bộ diện tích trên đảo là 15.600 km2 và dân số là 19.000 người. Nga tuyên bố mọi hòn đảo đều thuộc lãnh thổ Nga, nhưng Nhật Bản cho rằng 4 hòn xa nhất ở phía nam là thuộc nước họ, dẫn đến tranh chấp kéo dài giữa hai nước.

Trong cuộc chiến Nga – Nhật năm 1904-1905, Nhật chiếm đóng bờ biển Kamchatka nhưng sau đó bị quân Nga đẩy lùi. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Nga cho phép Nhật đánh bắt cá tại vùng biển này theo hiệp định đánh bắt cá Nga – Nhật kéo dài đến năm 1945.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc năm 1945, quân đội Liên Xô giữ kiểm soát toàn bộ quần đảo Kuril nhưng Nhật vẫn đòi quyền sở hữu 4 hòn đảo ở cực nam là Kunashir, Iturup, Shikotan, và Habomai – được gọi chung là Lãnh thổ phương Bắc.

Tranh chấp giữa hai nước đến thời điểm này vẫn chưa được giải quyết.

RELATED ARTICLES

Tin mới