Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ phải đẩy lùi sự hung hăng của chính quyền TQ

Mỹ phải đẩy lùi sự hung hăng của chính quyền TQ

Trong một loạt các phiên điều trần và thảo luận gần đây, các nhà lãnh đạo nghị viện Mỹ và đô đốc Hải quân Mỹ đều đồng thuận rằng Mỹ phải đầy lùi sự hiếu chiến của chính quyền Trung Quốc.

Cũng theo các thành viên tham gia các phiên điều trần, Trung Quốc là đối thủ chiến lược chủ yếu, là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Trong Thông điệp Liên bang gần đây, Tổng thống Donald Trump chỉ rõ Trung Quốc bây giờ là “đối thủ” chiến lược của Mỹ. Trong khi các quan chức ngoại giao của chính quyền Trung Quốc và những người tại Mỹ ủng hộ việc giữ nguyên hiện trạng trong quan hệ Mỹ – Trung, chỉ trích việc sử dụng ngôn từ “đối thủ”, thì nghị viện Mỹ đã làm rõ trong các phiên điều trần rằng có rất nhiều sự ủng hộ cho quan điểm thực tế của tổng thống Mỹ đối với chính quyền Trung Quốc.

Ba phiên điều trần và một cuộc thảo luận được tổ chức tại Thượng viện và Hạ viện vào tuần trước, bắt đầu với phiên điều trần của Ủy ban Đặc biệt về Tình báo của Thượng viện hôm 13/2, trong đó giám đốc FBI Christopher Wray cho rằng đối với nước Mỹ, Trung Quốc gây ra mối đe dọa không chỉ đối với “toàn bộ chính phủ”, mà là đối với “toàn bộ xã hội”.

Ông Wray cho hay chính quyền Trung Quốc đã sử dụng các gián điệp ‘phi truyền thống’, đặc biệt là những người làm việc trong các học viện và các trường đại học, như các giáo sư, các nhà khoa học và sinh viên, để ăn cắp công nghệ và bí mật của Mỹ.

Những lời kêu gọi đẩy lùi sự gây hấn của Trung Quốc ngày càng tăng lên vào hôm 14/2, khi ông Harry Harris, Đô đốc Hải quân Mỹ, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, chứng thực trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện, về những thách thức an ninh và tình thế quân sự của Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Tổng thống Trump và ông Harry Harris. (Ảnh: Tupo News)

Tổng thống Trump và ông Harry Harris. (Ảnh: Tupo News)

Ông Harris nói: “Một số người cho rằng Trung Quốc đã nhân cơ hội để hành động ở Biển Đông, nhưng tôi lại không nghĩ thế. Bắc Kinh đang sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế của mình để ép buộc các nước láng giềng, xói mòn trật tự quốc tế tự do và mở rộng”.

Nổi tiếng về thái độ cứng rắn, chống lại sự hung hăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, và là người được Tổng thống Trump đề cử làm đại sứ Mỹ tiếp theo tại Úc, ông Harris đã phát biểu trước các nhà lập pháp Mỹ rằng: “Sự tăng cường quân sự rõ rệt của Trung Quốc có thể sớm thách thức Mỹ trên hầu hết các khu vực. Việc tiếp tục hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, là một yếu tố cốt lõi trong chiến lược mà Trung Quốc đã tuyên bố, để thay thế Mỹ như là một đối tác an ninh được lựa chọn cho các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Cho rằng Mỹ phải chuẩn bị để giành chiến thắng trong một cuộc chiến chống lại Trung Quốc, ông Harris nêu rõ: “Về ý tưởng ngăn chặn và chiến thắng trong chiến tranh, tôi là một quân nhân. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các ngài phải lập kế hoạch và nguồn lực để chiến thắng một cuộc chiến tranh, đồng thời các ngài phải làm gì để ngăn chặn nó”.

Quan điểm của ông Harris được nhiều thành viên của Thượng viện và Hạ viện ủng hộ. Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Joe Wilson thuộc tiểu bang South Carolina nhận định: “Sẽ là không đủ khi Bộ ngoại giao hoặc Bộ quốc phòng chỉ coi Trung Quốc là một đối thủ [thông thường]. Tôi nghĩ, thí dụ như, chúng ta cần phải xem Trung Quốc như một đối thủ “đối với toàn bộ chính phủ”.

Theo ông Wilson, Bắc Kinh đã xem “Mỹ như một đối thủ đối với toàn bộ đất nước của họ”. Ông Wilson nhận thấy rằng: “toàn bộ chính phủ đã có ý thức về khía cạnh này, nhưng chúng ta phải làm nhiều hơn nữa”.

Trong một phiên điều trần khác của Ủy ban Quân vụ Hạ viện hôm 15/2, với chủ đề ‘Cạnh tranh Chiến lược với Trung Quốc’, Chủ tịch Ủy ban Mac Thornberry, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa thuộc tiểu bang Texas, cũng cho rằng Mỹ phải có cách tiếp cận “của toàn bộ chính phủ”, chống lại sự hung hăng của Trung Quốc.

Trích dẫn Chiến lược Quốc phòng (NDS) của Lầu Năm Góc, ông Thornberry nói: “Trung Quốc đang tận dụng hiện đại hóa quân đội, các hoạt động gây ảnh hưởng và kinh tế học ‘theo kiểu chiếm đoạt’, để ép buộc các nước láng giềng, sắp xếp lại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, theo hướng có lợi cho họ. Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng kinh tế và quân sự, khẳng định quyền lực, thông qua một chiến lược dài hạn toàn quốc”.

Theo ông Thornberry: “Chống lại chiến lược toàn quốc của Trung Quốc là một thách thức thực sự đối với chúng ta. Trong những năm gần đây, chúng ta đã thường xuyên đọc, và nghe thấy những lời nhắc nhở, cần hợp nhất tất cả những yếu tố quyền lực quốc gia, [như] kinh tế, chính trị và quân sự của Mỹ, nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự làm được như vậy”.

Cũng trong ngày 15/2, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC), đã tổ chức một cuộc thảo luận về ‘Những cải cách và Hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc’, trong đó ông James Holmes, giáo sư về chiến lược hàng hải ở trường Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, cảnh báo rằng: “vào khoảng năm 2020, Trung Quốc sẽ có cả hải quân lớn nhất thế giới, và hải quân với năng lực hoạt động ở biển xa (Far seas) đứng thứ 2 trên thế giới”.

Ông Holmes cho rằng: “Mỹ và đồng minh của mình phải đối mặt với một thách thức nhiều mặt từ Trung Quốc… hoặc trả lại những đặc quyền và quyền hàng hải cho Trung Quốc do không chống lại họ. Mỹ và các đồng minh phải tập hợp với nhau, trong khi khai thác mọi nguồn lực mà mình có”.

Các quan điểm được đưa ra trong suốt tuần lễ điều trần, bởi các nghị sĩ, các nhà lãnh đạo quân đội Mỹ, các nhà lãnh đạo tình báo, và các nhà quan sát quân sự chuyên nghiệp về mối đe dọa của chính quyền Trung Quốc, cho thấy có một sự đồng thuận rất cao. Sau nhiều thập niên của một chiến lược thất bại, tình hình của nước Mỹ liên quan đến Trung Quốc, đã đạt đến điểm khủng hoảng.

Sự đồng thuận rõ nét này, là thể hiện sự ủng hộ cho chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, được công bố vào tháng 12/2017, và chiến lược quốc phòng của Lầu Năm Góc, được công bố vào tháng 1/2018.

Chính sách của Mỹ trước đây bắt nguồn từ niềm tin rằng sự ủng hộ của Mỹ đối với sự trỗi dậy và hội nhập của Trung Quốc vào trật tự quốc tế, sẽ tự do hóa Trung Quốc. Trái ngược với những hy vọng như vậy, các tài liệu chiến lược trên cho rằng Trung Quốc đã mở rộng quyền lực của mình bằng cách thu hẹp chủ quyền của các nước khác. Trung Quốc đang tích cực tìm cách thay thế Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

RELATED ARTICLES

Tin mới