Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐiểm tinBỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch TQ: Đài Loan đối mặt...

Bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch TQ: Đài Loan đối mặt nguy cơ bị Bắc Kinh thống nhất?

Theo các nhà phân tích, Đài Loan nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những đòn mạnh tay hơn của Trung Quốc nếu ông Tập Cận Bình tiếp tục tại nhiệm sau năm 2023.

Lãnh đạo Thái Anh Văn tham dự lễ kỷ niệm 92 năm thành lập Học viện Quân sự Whampoa ở Kaohsiung, miền nam Đài Loan, ngày 16/6/2016.. Ảnh: VOA.

“Lực đẩy” để Trung Quốc tiến hành thống nhất hai bờ eo biển

Giới phân tích cảnh báo Đài Bắc có thể sẽ chịu nhiều áp lực hơn từ phía Bắc Kinh nếu đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ Chủ tịch nước được thông qua.

Đề xuất này được cho là sẽ mở ra khả năng ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo trọn đời, đồng thời đem đến nhiều cơ hội và rủi ro cho Trung Quốc.

Đối với vấn đề Đài Loan, Bắc Kinh dường như nắm phần cơ hội lớn hơn. SCMP dẫn lời các nhà phân tích cho rằng việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ có thể trở thành “lực đẩy” để Trung Quốc tiến hành thống nhất hai bờ eo biển.

Có thể trong thời gian tới, ông Tập sẽ không tiến hành ngay việc thống nhất này để tập trung giải quyết các vấn đề nóng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Đài Loan vẫn nên chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những đòn mạnh tay hơn của Trung Quốc.

Ông Chao Chien-min, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Khoa học Xã hội thuộc Đại học Văn hóa Trung Quốc ở Đài Bắc, cho biết: “Một khi ông Tập đã tạo ra bước đột phá trong hệ thống lãnh đạo nhà nước do những lãnh đạo tiền nhiệm xây dựng, thì điều này có nghĩa ông ấy nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh”.

Chủ nhật vừa qua (25/2), ĐCSTQ vừa nêu đề xuất sửa đổi Hiến pháp hiện hành, cụ thể là xóa bỏ quy định hai nhiệm kỳ của Chủ tịch nước. Nếu đề xuất này được thông qua, thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tiếp tục tại nhiệm sau năm 2023 và thậm chí là trọn đời theo lời bình luận của một số nguồn tin.

Hiệu trưởng Chao nhận định: “Việc đề xuất này được thông qua cũng sẽ giúp ông Tập giành được sự tín nhiệm mạnh mẽ hơn trong các chính sách của ông với Đài Loan”. Theo ông này, bất kỳ hy vọng nào về thay đổi lãnh đạo dẫn đến thay đổi chính sách đều là điều không tưởng.

Liệu có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa Đài Loan và Đại lục?

Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, sớm muộn gì cũng phải tiến hành hợp nhất, cho dù phải dùng đến vũ lực.

Kể từ khi bà Thái Anh Văn nắm quyền lãnh đạo đảo Đài Loan, Bắc Kinh đã ngừng trao đổi và đàm phán với Đài Bắc, do bà Thái không chấp nhận chính sách “Một Trung Quốc”.

Ông Chang Wu-ueh, Giáo sư Học viện Nghiên cứu Trung Quốc tại , Đài Loan cho rằng động thái này diễn ra ngay khi nhiệm kỳ thứ hai mới bắt đầu cho thấy ý định tại nhiệm thêm ít nhất một thập kỷ nữa của lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm.

“Khả năng ông Tập tiếp tục duy trì tình trạng quan hệ Trung-Đài như hiện nay là rất thấp, vì ông nhiều lần thể hiện mong muốn thống nhất hai bờ eo biển để đạt được tham vọng phục hưng quốc gia”, Chang nói.

Còn theo ông Alexander Huang Chieh, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Tamkang, Đài Loan, nếu giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước được xóa bỏ, ông Tập có thể “bắt đầu cân nhắc đưa việc thúc đẩy quá trình thống nhất hai bờ eo biển trở thành một phần ‘sứ mệnh quốc gia’ của ông và điều đó sẽ càng khiến tình hình thêm căng thẳng đối với Đài Loan”.

Ông Tập từng đề cập rằng Đại lục sẽ không bỏ ngỏ vấn đề Đài Loan vô thời hạn khi tuyên bố Trung Quốc sẽ tiến tới đạt mục tiêu “hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa” vào năm 2035. Điều này nghĩa là việc thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan sẽ sớm được đưa ra trong nghị trình của ông Tập.

Ông Zhu Songling, giáo sư Viện Nghiên cứu Đài Loan tại Đại học Liên Hiệp Bắc Kinh cho biết: “Việc giữ ghế lãnh đạo lâu hơn đối với ông Tập Cận Bình chỉ càng thúc đẩy ông ấy tiến hành thống nhất và sáp nhập Đài Loan vào Đại lục”.

Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh cũng đã tăng cường tập trận, tập trung điều các chiến đấu cơ đến Đài Loan và các đảo lân cận. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán ông Tập sẽ không động binh ngay lúc này để thống nhất hai bờ eo biển.

Ông Lee Chih-horng, tại Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore nhận định: “Việc thống nhất có thể sẽ diễn ra trong giai đoạn từ năm 2021, tức dịp lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ, đến năm 2049, tức dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Tuy nhiên ông này cho biết, nếu bà Thái không tuyên bố ly khai thì ông Tập cũng sẽ không điều lực lượng quân đội tấn công Đài Loan. Thực tế, theo ông này, thay vì sử dụng biện pháp cứng rắn, thì Bắc Kinh đang tiến hành chính sách “đường mật” khi tăng cường tiếp cận những người trẻ Đài Loan bằng những chuyến thăm và hoạt động văn hóa, giáo dục mà họ tham gia tại Đại lục.

RELATED ARTICLES

Tin mới