Friday, November 22, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ đang vươn dài cánh tay ở Mỹ

TQ đang vươn dài cánh tay ở Mỹ

Bắc Kinh đổ tiền của ra để xây dựng một mạng lưới có ảnh hưởng trong lòng xã hội và hệ thống chính trị Mỹ nhằm làm lợi cho Trung quốc, điều đó đã đặt ra một mối nguy cơ cho Mỹ về an ninh, còn lớn hơn sự can dự của Nga.

     Các nước phương Tây như Australia, New Zealand và  Canada mới đây bị rúng động vì các tin bị phanh phui về các nỗ lực của Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng với các chính trị gia, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp lớn tại các nước này. Các chính khách và các nhà chiến lược Mỹ đã phải bắt đầu nhận thức vấn đề và đang tìm cách giải quyết.

     Ủy ban Điều hành của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC) đã tổ chức một buổi điều trần có chủ đề “Cánh tay nối dài của Trung Quốc” để xem xét tình trạng Bắc Kinh đang xây dựng ảnh hưởng chính trị, kiểm soát các cuộc thảo luận về các vấn đề nhạy cảm, can thiệp vào các tổ chức quốc tế, đe dọa các nhà hoạt động nhân quyền., kiểm duyệt sách vở của các nhà xuất bản nước ngoài, và tác động đến các trường đại học và các viện nghiên cứu.

     Chiến dịch gây ảnh hưởng tại Mỹ của Trung Quốc có quy mô và phạm vi rất lớn. Mục đích bao trùm của chiến dịch đó là bảo vệ chế độ chuyên chế của Bắc Kinh trước những lời chỉ trích, và xuất khẩu mô hình của Trung Quốc ra toàn thế giới.

      Chiến lược của Bắc Kinh ở Mỹ trước hết, là chặn đứng những chỉ trích về Trung Quốc và sau đó là lôi kéo những người có ảnh hưởng ở Mỹ a dua theo luận điệu của Trung Quốc.

     Các viện Khổng tử mà chính phủ Trung Quốc mở ở tại các trường đại học ở Mỹ vẫn hoạt động theo những hợp đồng mờ ám và thường bị chỉ trích là can thiệp vào các hoạt động giảng dạy có liên quan đến Trung Quốc. theo ông Marco Rubio, các hoạt động tài trợ của Bắc Kinh cho các nghiên cứu của các viện chiến lược và các quan hệ đối tác trí thức cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

     Ông Đồng Kiến Hoa từng là trưởng đặc khu Hong Kong đã bỏ tiền ra tài trợ cho các công trình nghiên cứu tại Trường nghiên cứu quốc tế cao cấp (SAIS) của trường đại học John Hopkins, viện Brookings và các cơ quan khác thông qua quỹ  hợp tác trao đổi Trung Mỹ (CUSEF). Ông Đồng Kiến Hoa hiện là Phó chủ tịch hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc, cơ quan có liên quan đến nhiệm vụ thúc đẩy tuyên truyền về Đảng Cộng sản Trung Quốc ở nước ngoài.

      Những cơ quan nhận tiền tài trợ của Trung quốc thường xuyên nhấn mạnh rằng tính độc lập về mặt học thuật của họ vẫn được đảm bảo. Nhưng trong bối cảnh các cơ quan này đang rất cần tiền, họ lâm vào thế buộc phải tự kiểm duyệt các sản phẩm của mình để được Trung Quốc tài trợ. Các nhà nghiên cứu hiểu rằng họ không nên chõ mũi vào chuyện của Trung Quốc nếu còn muốn được tài trợ. Còn các nhà xuất bản thì đồng ý xóa các bài báo mang tính chỉ trích khỏi các ấn phẩm của họ để được tiếp cận thị trường Trung Quốc.

      Trước những mối nguy đó, hình như chính quyền Mỹ không có biện pháp thực thi để ứng phó một cách hữu hiệu. Bắc Kinh cảm thấy tự tin hơn rất nhiều trước sự thoái lui của chính quyền Donald Trump, khi họ không còn mạnh mẽ bảo vệ các giá trị truyền thống của Mỹ như dân chủ và nhân quyền.

      Trung Quốc dưới quyền chủ tịch Tập Cận Bình ngày càng thúc đẩy thế giới đi theo mô hình chuyên chế của họ, và áp dụng cách làm của họ vào các định chế quản trị thế giới. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng tại Mỹ càng được nêu bật khi câu chuyện tương tự xẩy ra ở Australia. Thủ tưởng Australia Malcolm Turnbull mới đây ban hành lệnh cấm nước ngoài tài trợ chính trị viện lý do là “những phúc trình đáng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc”.   

RELATED ARTICLES

Tin mới