Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBiển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài

Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài

Phán quyết của Tòa sẽ là cú hích cho các quốc gia trong khu vực và thế giới vận dụng luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp trên Biển.

TS Ngô Hữu Phước, Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế, Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế cho rằng, Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật biển của LHQ giải quyết vụ kiện của Philippines-Trung Quốc là cú híc quan trọng, tác động tới những quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông và trên thế giới.

PV:- Thưa ông, dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu, theo ông,  phán quyết của tòa Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982  đưa ra ngày 12/7/2016 về  vụ kiện của Philippines với “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra để đòi chủ quyền ở Biển Đông đã có tác động thế nào đến biển Đông thời gian qua?

TS Ngô Hữu Phước:- Theo tôi, chúng ta cần đánh giá phán quyết này dưới hai góc độ pháp lý và chính trị-ngoại giao:

Về phương diện pháp lý, phán quyết này đã làm sáng tỏ nhiều nội dung quan trọng của Luật biển quốc tế như quy chế pháp lý của các thực thể trên biển; hoạt động của quốc gia trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán; Làm rõ hành vi vi phạm pháp luật quốc tế về tuyên bố “đường 9 đoạn”; Làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến cái gọi là “chủ quyền lịch sử” sai trái của Trung Quốc; Kết tội Trung Quốc đã có hành vi huỷ hoại môi trường sinh thái tự nhiên của biển Đông…Từ đó, các nội dung của phán quyết sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển Luật quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng.

Về phương diện chính trị, ngoại giao, phán quyết của Tòa trọng tài không chỉ có tác động tới các bên tranh chấp là Philippines và Trung Quốc, mà còn tác động đến những quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông và trên thế giới. Từ đó, tác dộng tích cực đến các quốc gia trong khu vực và thế giới hiểu rõ hơn, nhận thức đúng đắn hơn và tuân thủ pháp luật quốc tế nhiều hơn.

Ngoài ra, phán quyết này cũng có ý nghĩa và giá trị trong việc tạo nền tảng đoàn kết các bên liên quan, đặc biệt là ASEAN, trong việc chống lại sự bành trướng trên biển Đông của TQ, góp phần bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Mặt khác, phán quyết sẽ thu hẹp đáng kể các tranh chấp mà Trung Quốc cố tình tạo ra ở Biển Đông, nhất là “đường lưỡi bò”.

Cần nói thêm rằng, mặc dù Trung Quốc đã tuyên không chấp nhận phán quyết nhưng phán quyết này tác động rất lớn đến hình ảnh, uy tín và sự gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật quốc tế của Trung Quốc-một cường quốc, một uỷ viên thường trực của Hội đồng bả an LHQ.

Phán quyết này, sẽ luôn là bằng chứng khẳng định tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc là không thực chất, không đúng với những gì mà TQ đã làm trên biển Đông trong thời gian vừa qua. Cuối cùng, phán này sẽ là cú hích cho các quốc gia trong khu vực và thế giới vận dụng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 để giải quyết hoà bình các tranh chấp trên biển.

PV:- Thưa ông, dù là bên thắng kiện, nhưng hơn một năm qua, chính sách của Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte rất hạn chế đề cập đến vấn đề này? Điều này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc phớt lờ phán quyết của PCA?

TS Ngô Hữu Phước:- Như tôi đã nói ở trên, phán quyết này có những giá trị và ảnh hưởng rất lớn cả về phương diện pháp lý và chính trị-ngoại giao. Tuy nhiên, với tư cách là bên thắng kiện,  Philipine (PLP) lại lựa chọn giải pháp chính trị, ôn hoà với TQ. Cụ thể là Tổng thống PLP rất ít khi đề cập đến việc yêu cầu TQ thực thi phán quyết. Đấy là chính sách chính trị của PLP đối với TQ.

Mỗi quốc gia đều có chủ quyền do vậy, quyết định như thế nào trong mối quan hệ với TQ đó là quyền của PLP. Cũng có thể PLP nhận thức rằng, để TQ tự nguyện thực hiện phán quyết sẽ hiệu quả hơn việc gây sức ép để nước này thực hiên phán quyết. Làm như vậy, TQ đỡ bị mất mặt hơn với PLP và cộng đồng quốc tế và PLP vẫn giữ được mối quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại với TQ, điều mà PLP cho rằng sẽ có lợi hơn cho PLP.

Do vậy, tôi không hoàn toàn đồng ý với nhận định, vì PLP ít nhắc đến phán quyết nên TQ lờ việc thực thi tuân phán quyết này và ngược lại làm như vậy TQ sẽ tuân thủ phán quyết nhiều hơn mà cụ thể là trong thời gian qua TQ đã tỏ ra nhượng bộ nhiều hơn với PLP về vấn đề biển đông mà điển hình là họ chấp nhận để ngư dân PLP đánh bắt cá trên bãi cạn Scarbroug.

PV:- Dù nhiều lần tuyên bố không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài nhưng chỉ 3 tháng sau phán quyết, Bắc Kinh đồng ý để tàu cá Philippines trở lại đánh bắt ở bãi cạn Scarborough hay hạn chế việc kéo giàn khoan thăm dò dầu khí ra vùng biển tranh chấp. Ông đánh giá thế nào về những động thái này của Trung Quốc?

TS Ngô Hữu Phước:- Như tôi đã nói ở trên, đây chính là những động thái biểu thị sự ngầm “tuân thủ” phán quyết của Toà trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII giải quyết vụ của Philippines kiện Trung Quốc tháng 12/7/2016.

PV:- Trong hội thảo thường niên lần thứ 7 về Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) vừa diễn ra tại thủ đô Washington D.C, nhiều chuyên gia nhận định việc Biển Đông “yên tĩnh” gần đây chỉ là tạm thời vì Bắc Kinh đang dần củng cố những điều kiện để chuẩn bị cho một đợt căng thẳng mới. (Bởi thực tế Bắc Kinh không hề thay đổi quan điểm về tranh chấp Biển Đông và vẫn đang tiếp tục tăng cường xây dựng đường băng, cơ sở hạ tầng quân sự, triển khai khí tài ở các đảo nhân tạo). Quan điểm của ông về vấn đề này thế nao?

TS Ngô Hữu Phước:- Đúng vậy, Tôi cho rằng, đây là một nhận định khá chính xác. Bởi lẽ, trong năm 2017 tình hình ở Biển Đông yên bình hơn những năm trước đó. Tuy nhiên, đây chỉ là trên bề mặt biển còn dưới đáy biển, biển Đông vẫn luôn cuộn sóng bởi quan điểm, yêu sách của các quốc gia trong khu vực về chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển đảo của vùng biển chiến lược của khu vực và thế giới này vẫn còn nhiều khác biệt.

Trong đó, lập trường, quan điểm, yêu sách và các hành động của Trung Quốc trong năm qua vẫn bộc lộ rõ những âm mưu, toan tính rất khó hiểu và khó lường đối với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Đặc biệt, Trung Quốc vẫn từng ngày, từng giờ, tiến hành các hoạt động bồi đắp, xây dựng và quân sự hoá trên 7 đá mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa-chủ quyền của Việt Nam đó là: đá Gaven, đá Tư nghĩa, đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành khăn. Trung Quốc vẫn ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông, trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển nằm giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough.

Chính vì vậy, Biển Đông vẫn ẩn chứa trong lòng nhiều con sóng ngầm dữ dội có nguy cơ dẫn đến xung đột giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới nếu không có cơ chế và giải pháp nhăn chặn hiệu quả.

Về phía TQ, theo tôi họ vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động cải tạo, bồi đắp và quân sự hoá trên biển đông; Tăng cường tiềm lực quốc phòng đặc biệt là hải quân và không quân; Nâng cấp và phát triển các loại vũ khí chiến lược; Tận dụng, tranh thủ mọi cơ hộ để mở rộng các vùng biển đảo ở Biển Đông và sẵn sàng gây hấn, bất chấp quan ngại của các quốc gia trong khu vực và thế giới nếu có cơ hội thuận lợi và tiếp tục chính sách phân hoá, chia rẻ sự thống nhất và đoàn kết của ASEAN trong việc đưa ra các quyết định chung của ASEAN về biển Đông.

PV:- Xin cảm ơn ông!

RELATED ARTICLES

Tin mới