Trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tới New Delhi hôm thứ Bảy (3/3), 2 bên đã đạt được các thỏa thuận tăng cường thương mại và đầu tư và hợp tác trong các dự án phát triển quốc phòng và thúc đẩy quan hệ thăm dò khí, Breitbart đưa tin.
Có lẽ phần thỏa thuận quan trọng nhất là một tuyên bố phản đối mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, mặc dù không nêu tên Trung Quốc. theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp của 2 vị nguyên thủ.
Điều 27 của tuyên bố viết: “Hai bên tái khẳng định quyết tâm và nỗ lực hợp tác trong duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng, và sự cần thiết của việc tuân thủ tuyệt đối luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), bao gồm việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế một cách thiện chí, duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trên tinh thần đó, hai bên ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất”.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã sử dụng quân đội để ngăn chặn các tàu đánh cá Việt Nam đánh bắt cá trong lãnh hải của Việt Nam.
Một điểm nóng trong tương lai có thể là các hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (ONGC) của Ấn Độ trong lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông. Chủ tịch Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao các dự án, bao gồm cả hợp tác trong thăm dò dầu khí chung ở thềm lục địa của Việt Nam”.
Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đã ký các hiệp định để cung cấp cho hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng hạt nhân, thương mại và nông nghiệp. Theo Thời báo kinh tế Ấn Độ.
Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở New Delhi. (Ảnh: breitbart)
Mối quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á thời gian qua đã bị Trung Quốc làm mờ nhạt.
Vào những năm 90, Ấn Độ đã thông qua chính sách “Nhìn về phương Đông”, cam kết thực hiện các cam kết của mình với các nước Đông Nam Á về thương mại, an ninh và nông nghiệp. Nhưng chính sách đó hầu như không mang lại điều gì, và vào tháng 11/2014, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố rằng chính sách “Nhìn về phương Đông” sẽ được thay thế bởi chính sách “Hành động phía Đông”.
Tuy nhiên, “Hành động phía Đông” cũng không mang lại nhiều thay đổi, cho đến một sự kiện mang tính tượng trưng cao diễn ra hồi tháng 1, khi Ấn Độ tổ chức một ngày Lễ Cộng hòa vào 25/1 và mời các nhà lãnh đạo của cả 10 nước ASEAN đến. Một blog Ấn Độ đã hào hứng viết về sự kiện này:
“Đó là điều chưa từng có. Đó là một cuộc đảo chánh: Sự có mặt của tất cả 10 nhà lãnh đạo của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là những vị khách mời chính trong ngày kỷ niệm ngày Quốc khánh của Ấn Độ ở New Delhi”.
Trên thực tế, một cuộc khảo sát mối quan hệ Trung Quốc-Đông Nam Á cho thấy tình hình không giống như các phương tiện truyền thông Ấn Độ mô tả. Khối lượng thương mại của ASEAN với Trung Quốc cao gấp 6 lần Ấn Độ, và đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này gấp 10 lần Ấn Độ.
Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là tất cả 10 nhà lãnh đạo ASEAN đều sẵn sàng tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh của Ấn Độ. Campuchia và Lào là những đối tác rất thân thiết với Trung Quốc và người ta có thể tưởng tượng rằng họ đã xin phép Trung Quốc trước khi tham dự. Các quốc gia ASEAN khác có quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng trong nhiều trường hợp, Trung Quốc là một đối tác thương mại quan trọng hơn.
Việt Nam dường như là nước ASEAN liên kết gần nhất với Ấn Độ, không chỉ về mặt kinh tế mà còn đối mặt với Trung Quốc ở Biển Đông.