Friday, January 24, 2025
Trang chủBiển nóngKhủng hoảng ngoại giao Anh-Nga lên đến đỉnh điểm

Khủng hoảng ngoại giao Anh-Nga lên đến đỉnh điểm

Sự kiện cựu điệp viên quân báo Nga Sergei Skripal và con gái bị đầu độc ở thị trấn Salisbury, miền Nam nước Anh, đã gây ra một cơn bão chính trị dữ dội chưa từng thấy giữa London và Moscow.

Thủ tướng Theresa May tại Hạ viện Anh Ảnh: SKY NEWS

Hồi đầu tháng, Bộ Ngoại giao Anh đã gửi giác thư đến Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện (FCO) cảnh báo: “Nước Nga ngày càng đối nghịch với phương Tây”. Tuy nhiên, FCO lại nhận định “chúng ta cần giảm thiểu nguy cơ, kiên trì đối thoại về những khác biệt”.

10 biện pháp trừng phạt Nga

Theo FCO, “với tư cách là thành viên P5 (Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc) và tinh thần xây dựng, chúng ta mong muốn hợp tác với Nga vì lợi ích an ninh và ổn định, gồm cả những vấn đề cấp bách như Triều Tiên và Iran. Chúng ta cũng muốn hợp tác với Nga trong việc bảo đảm an ninh Giải Vô địch bóng đá thế giới (World Cup) 2018 cho những người hâm mộ. Cụ thể, cảnh sát Anh – Nga có thể hợp tác với nhau trước khi giải đấu bắt đầu”.

Tuy nhiên, sau sự cố ở Salisbury, mọi sự đã quay ngoắt 180 độ. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Anh Lord Ricketts hô hào: “Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là trừng phạt Nga, khiến cho ông Vladimir Putin đứng ngồi không yên”.

Ngày 14-3, Thủ tướng Anh Theresa May thông báo trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga vì nước này từ chối giải thích về vụ hạ độc cha con cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal (66 tuổi) và con gái Julia Skripal (33 tuổi) bằng chất kịch độc Novichok mới toanh.

Bà May đã khởi xướng chiến dịch tố cáo Nga dùng “bạo lực bất hợp pháp” đối với nước Anh từ hôm 12-3 tại Hạ viện. Bà chỉ đích danh Tổng thống Putin là “thủ phạm gây ra tội ác” ngay trên đất Anh. Bà gửi tối hậu thư yêu cầu chính phủ Nga đưa ra một lời giải thích rõ ràng về vụ việc này với hạn chót là đêm 13-3.

Moscow đã bác bỏ yêu sách mà Bộ Ngoại giao Nga cho là “phi lý” nhưng nói sẵn sàng hợp tác với Anh điều tra vụ việc – điều mà London làm ngơ. Ngược lại, Nga cũng không thèm đếm xỉa gì tới lời đe dọa của bà May. Vậy thì, các bước tiếp theo của Anh là gì?

Theo nhật báo The Guardian, ngày 12-3, Ủy ban An ninh quốc gia Anh đã chuẩn bị 10 biện pháp trừng phạt Nga trong trường hợp yêu sách của London không được đáp ứng. Vấn đề đặt ra là Anh có thể đơn phương quyết định trừng phạt Nga đến mức nào trong bối cảnh đang đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề rời khỏi khối này (Brexit); Mỹ và các nước đồng minh đang tính toán đường đi nước bước trong vấn đề Iran, Syria, Ukraine và thương mại liên quan đến Nga.

Khi thông báo trục xuất 23 nhân viên Đại sứ quán Nga ở London, bà May nhấn mạnh rằng đây chỉ mới là một phần trong kế hoạch đáp trả “mạnh mẽ và đầy đủ”. Lập tức, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố sẽ tống tiễn một số lượng nhà ngoại giao Anh tương đương về nước. Hơn thế nữa, Nga sẽ đóng cửa Lãnh sự quán Anh và Tổ chức Văn hóa Hội đồng Anh ở TP Saint Petersburg.

Còn nhớ năm 2006, khi cựu điệp viên Liên Xô Alexander Litvinenko bị đầu độc chết bằng chất độc phóng xạ, chính phủ ông David Cameron cũng đã thực hiện biện pháp tối thiểu kể trên. Sau đó, Anh không có biện pháp nào tiếp theo, như trục xuất đại sứ. Đây là một vấn đề hệ trọng bởi nếu Moscow cũng trục xuất đại sứ để trả đũa thì quan hệ ngoại giao Anh – Nga sẽ đóng băng rất sâu.

Biện pháp thứ hai là chính phủ Anh yêu cầu Ofcom (cơ quan điều tiết, quản lý cạnh tranh việc phát sóng, truyền thông và ngành công nghiệp bưu chính) xem xét rút giấy phép hoạt động tất cả báo đài Nga thường trú tại Anh, nhất là đài truyền hình RT (Nước Nga ngày nay). Nếu điều này xảy ra thì nhiều nghị sĩ đối lập và người nổi tiếng sẽ không còn cơ hội xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nga ở Anh theo các hợp đồng béo bở.

Trên thực tế, ngày 13-3, Ofcom đã cảnh báo đài RT bằng văn bản rằng “nếu chính phủ xác định Nga đã sử dụng bạo lực bất hợp pháp ở Anh thì chúng tôi sẽ xem xét lại giấy phép hoạt động của đài”. Việc này hoàn toàn có thể xảy ra nay mai.

Vận động tẩy chay World Cup

Biện pháp thứ ba, Anh sẽ yêu cầu EU ủng hộ việc không gửi quan chức thể thao dự World Cup 2018. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không bao gồm việc đội tuyển bóng đá Anh tẩy chay World Cup. Nếu điều này xảy ra, một số nước khác chắc chắn sẽ noi theo.

Biện pháp thứ tư, Anh sẽ sửa đổi Luật Chống rửa tiền và trừng phạt. Điểm sửa đổi đầu tiên là tăng cường trừng phạt những vụ mà Anh cho là xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Nga. Chẳng hạn trường hợp Sergei Magnitsky, kế toán viên ngành thuế, bị bắt và chết trong tù Nga sau khi vạch trần những vụ gian lận thuế kinh khủng được nhà nước “chống lưng”. Theo các chuyên gia, đây là một biện pháp trừng phạt mang tính tượng trưng là chính.

Biện pháp thứ 5 là đóng băng tài sản của các nhà tài phiệt Nga ở Anh nếu không chứng minh được nguồn gốc rõ ràng. Theo tờ The Guardian, đây là biện pháp ẩn chứa nhiều rủi ro bởi nó có thể gây thiệt hại cho những người chống ông Putin vốn là đồng minh của Anh.

Biện pháp thứ 6 là vận động các nước EU trừng phạt kinh tế Nga mạnh hơn. Biện pháp này xem ra khó đạt hiệu quả như mong muốn bởi Nga tỏ ra khó bắt nạt. Ngay cả chuyện thuyết phục Đức, Ý và Hy Lạp duy trì mức trừng phạt hiện tại đối với Nga vì vấn đề Ukraine cũng đã gay go. Hầu hết các chuyên gia nhận định rằng các biện pháp trừng phạt chỉ làm GDP Nga giảm 1% (năm 2017).

Biện pháp thứ 7 là đưa quân đội Anh tới sát biên giới Belarus với tư cách thành viên NATO. Điều này phù hợp với chính sách tăng cường sự hiện diện của NATO sát biên giới Nga. Anh cũng ủng hộ NATO hết mình trong việc kết nạp Ukraine làm thành viên mới.

RELATED ARTICLES

Tin mới