Friday, March 29, 2024
Trang chủĐàm luậnNguyên tắc “một TQ” và thái độ của Đài Loan, Hồng Kông

Nguyên tắc “một TQ” và thái độ của Đài Loan, Hồng Kông

Hôm 20-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ bảo vệ nguyên tắc “một Trung Quốc”. Ông Tập nhấn mạnh, Bắc Kinh không bao giờ là mối đe dọa đối với quốc gia nào.

“Chúng tôi quyết tâm chiến đấu chống lại kẻ thù trong một cuộc chiến đẫm máu. Chúng tôi quyết tâm duy trì chỗ đứng trên thế giới” – ông Tập phát biểu tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Ông Tập khẳng định, Trung Quốc sẽ không nhượng bộ bất kỳ một tấc đất nào và kêu gọi bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường sức mạnh quân đội.

Nói đến vấn đề Đài Loan và Hồng Kông cũng như việc duy trì nguyên tắc “một Trung Quốc”, ông Tập đe nẹt:”Đài Loan sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt lịch sử nếu đòi ly khai. Bắc Kinh muốn thúc đẩy hòa bình, thống nhất đất nước, để có thêm nhiều người dân Đài Loan được hưởng cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc. Bất kỳ hành động và thủ đoạn chia rẽ Trung Quốc nào cũng sẽ thất bại, bị người dân lên án và đối mặt với hành động trừng phạt chưa từng có trong lịch sử. Trung Quốc có ý chí, lòng tin và khả năng để dập tắt bất cứ ý định ly khai nào” .

Từ trước đến nay có lẽ đây là cảnh cáo mạnh mẽ nhất được nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc gửi đến Đài Loan!

Trong năm 2017 khi Bắc Kinh tiến hành một số cuộc tập trận quân sự xung quanh Đài Loan khiến Đài Bắc phản ứng, ông Tập cảnh báo rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc không bao giờ là mối đe dọa đối với những quốc gia khác. Chỉ có những người có thói quen đe dọa người khác mới nhìn thấy người khác như là một mối đe dọa.

Bạn đọc cùng nhìn lại lịch sử: Khi Quốc dân Đảng bị đánh bại trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản của Mao vào năm 1949, giới lãnh đạo Quốc dân Đảng rút về Đài Loan với hàng triệu người tị nạn từ Đại lục. Số này thành lập một chính phủ chuyên chế mà sau này đã nhường bước cho dân chủ vào những năm 1990. Từ năm 1949, Bắc Kinh đã tuyên bố Đài Loan là một tỉnh “nổi loạn”.Trước sau gì Đài Loan cũng sẽ phải thống nhất với Trung Quốc một cách hòa bình nếu được và bằng vũ lực nếu cần.

Mỹ là nước bảo hộ an ninh cho Đài Loan, nhưng họ cũng muốn tránh xúc phạm Bắc Kinh và đã không ủng hộ những người lãnh đạo Đài Loan nào gây bất ổn nguyên trạng. Cử tri Đài Loan trừng phạt những ứng cử viên thách thức Trung Quốc ở mức không cần thiết, hay là chọc giận Washington.

Cứ như vậy trong nhiều thập niên, Bắc Kinh đã đeo đuổi một chiến lược bằng sự kiên nhẫn và lôi kéo kinh tế, với mong muốn Đài Loan sẽ tái hợp một cách hòa bình với Đại lục. Người dân Đài Loan thì mong muốn các mối quan hệ ổn định và hiệu quả với Trung Quốc. Qua các cuộc thăm dò cho thấy, phần lớn người Đài Loan ủng hộ hiện trạng của một Đài Loan độc lập trên thực tế, mà không cần có bất kỳ một tuyên bố (độc lập) chính thức nào vốn sẽ làm Bắc Kinh phẫn nộ và có thể châm ngòi cho một cuộc xâm lược.

Nhưng đến lúc này nhiều người Đài Loan đang nghi ngờ sự khôn ngoan của việc trói mình vào cột buồm. Họ lo rằng việc xích lại gần Bắc Kinh đã đi quá xa, và không mang lại lợi ích cho những người dân thường Đài Loan. Một dự luật có thể đã cho phép các ngành nhạy cảm, như là truyền thông, được sở hữu bởi người Trung Quốc đại lục, đã bị kẹt lại ở Quốc hội vào năm 2014 trong làn sóng những cuộc biểu tình của sinh viên, giờ được biết tới với tên gọi Phong trào Hoa hướng dương.

Theo nhận xét của người Đài Loan, chính quyền đại lục ngày càng thô bạo và họ không muốn trở thành một phần của chính quyền đó. Việc Chủ tịch Tập Cận Bình đàn áp những người bất đồng chính kiến và vận dụng những luận điệu dân tộc chủ nghĩa về nền văn hóa Trung Quốc gợi nhắc một cách khó chịu về những trải nghiệm của Đài Loan trong thời thiết quân luật.

Với Đài Loan thì như vậy. Còn đối với Hồng Kông? Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ duy trì mức độ tự trị cao cho vùng lãnh thổ này song song với việc tăng cường “tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước” ở đây.

RELATED ARTICLES

Tin mới