Việc cải tiến chính sách nhập cư cho người lao động sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân nhập cư và sự tăng trưởng kinh tế của nước sở tại. Ước tính cho thấy rằng nếu không có sự đóng góp của lao động di cư, GDP của Thái Lan có thể giảm 0,75%, theo Nikkei Asian.
Một trong những bước tiến đối với sự hội nhập kinh tế của các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á là sự gia tăng nguồn lao động nhập cư.
Mặc dù có số lượng người xuất khẩu lao động không nhiều như các quốc gia khác trên thế giới, nhưng số lượng người trong các nước thành viên của ASEAN di chuyển đến các nước còn lại, đã tăng gấp ba lần trong vòng 20 năm qua, lên đến 7 triệu người.
Các quốc gia ASEAN, mong muốn hội nhập nhiều hơn bằng cách khởi động chương trình Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, cải thiện chính sách quản lý nhập cư để mang lại lợi ích cho cả người xuất khẩu lao động và người dân bản địa.
Xuất khẩu lao động cũng như nhập khẩu lao động, đều đem lại nhiều lợi ích từ cho cả 2 phía. Người lao động nhập cư có thể sử dụng kỹ năng của họ một cách toàn diện hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. Các quốc gia tiếp nhận lao động nhập cư, như Singapore, Thái Lan và Malaysia, có thể giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động. Các quốc gia xuất khẩu lao động, như Indonesia, Philippines và Việt Nam, có thể thu được những khoản tiền mà lao động nhập cư gửi về nước, cải thiện tình trạng nghèo đói.
Các nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, được công bố trong báo cáo “Từ Di cư tới Cơ hội”, khẳng định rằng những lợi ích của việc di dân trong ASEAN có thể còn lớn hơn nữa. Nếu cơ hội này bị bỏ lỡ, thì sẽ làm giảm thiểu những lợi ích không chỉ đối với người di cư, đặc biệt là những người không có tay nghề, mà các quốc gia ở cả hai bên đều bị ảnh hưởng. Các chính sách quá phức tạp và phi logic cũng như các quy định không hiệu quả là nguyên nhân của các vấn đề phát sinh. Các hệ thống mà các nước sử dụng trong quản lý di cư, cần phải hiểu được cách thức và lý do người dân phải vượt biên giới ra nước ngoài, để tìm kiếm triển vọng kinh tế tốt hơn.
Lao động di cư không có tay nghề cũng có thể có tác động đến tiền công của người dân địa phương. Ví dụ, ở Thái Lan và Malaysia, lao động địa phương có tay nghề cao sẽ kiếm được một số tiền nhỏ hơn do sự hiện diện của người lao động nước ngoài, trong khi mức lương của những người lao động có trình độ thấp sẽ giảm nhẹ do sự di cư của lao động nước ngoài.
Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể là đáng kể hơn. Ước tính cho thấy đối với Malaysia, 10% số người lao động nhập cư có tay nghề thấp sẽ tăng sản lượng nội địa khoảng 1,1%. Nếu không có lao động nhập cư, một ước tính gần đây cho thấy GDP của Thái Lan sẽ giảm 0,75%.
Xuất khẩu lao động cũng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Philippines (khoảng 10% GDP) và của Việt Nam (khoảng 6% GDP). Tại Philippines, các nghiên cứu cho thấy những gia đình nào có một thành viên lao động ở nước ngoài thì sẽ có khả năng thoát nghèo gấp đôi các gia đình nào không có. Các tác động này cũng tương tự như ở Việt Nam và Indonesia.
Tuy nhiên, nhiều chính sách di cư của khu vực ASEAN vẫn còn yếu kém, không hiệu quả và lãng phí. Năm ngoái, Thái Lan và Malaysia đã đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng di dân không có giấy tờ. Những can thiệp này đã không đạt được mục đích như dự định của họ. Tại Malaysia, chỉ có một phần tư số người di cư không có giấy tờ hợp lệ đã đồng ý phản hồi cho một chiến dịch đăng ký chính thức. Các cuộc cưỡng chế tài sản đã khiến các ông chủ sử dụng lao động phàn nàn về việc mất những người lao động thiết yếu, khi Thái Lan ban hành một nghị định áp dụng các hình phạt cứng rắn đối với những người chủ lao động thuê lao động không có giấy tờ.