Thursday, November 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThái độ của ASEAN khi Mỹ cảnh cáo TQ về Biển Đông?

Thái độ của ASEAN khi Mỹ cảnh cáo TQ về Biển Đông?

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tăng cường hoạt động hải quân ở Biển Đông nhằm gửi đi một thông điệp đến Trung Quốc rằng: “Các nước láng giềng trong khu vực nhỏ hơn các ông, nhưng họ không đơn độc”, theo Asia Times.

Sự hiện diện liên tục của Mỹ ở Biển Đông là một phần lời khẳng định của Washington rằng họ cần thiết và mong muốn đảm bảo sự ổn định trong khu vực, Asia Times bình luận. Nhưng câu hỏi là liệu các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có ủng hộ sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông hay không.

Chuyên gia phân tích chính sách hàng hải Mark Valencia viết trên tờ The Jakarta Post rằng câu trả lời tùy thuộc vào các thành viên ASEAN, và những gì mà hải quân Hoa Kỳ sẵn sàng hành động vào bất kỳ thời điểm nào.

Ông Valencia, hiện đang là một học giả của Viện nghiên cứu quốc gia về Biển Đông có trụ sở tại Trung Quốc, cho rằng, sự hỗ trợ từ Singapore, đồng minh gần gũi nhất của Mỹ trong ASEAN, sẽ không phải là không có điều kiện,

“Trong một đánh giá về vai trò của Hoa Kỳ đối với an ninh Đông Nam Á, [Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long] khẳng định: ‘Hầu hết các thành viên ASEAN ủng hộ và hoan nghênh lập trường của Hoa Kỳ”. Vì Singapore là Chủ tịch ASEAN năm nay, tuyên bố của ông Lý có thể có sức nặng đặc biệt nào đó. Nhưng nếu tách bối cảnh đó ra, lời nói của ông có thể được diễn giải sai”.

“Tuyên bố của ông Lý là một đánh giá chung về vai trò của Mỹ như là một ‘cường quốc Thái Bình Dương’ – chứ không phải là về hoạt động của Mỹ ở Biển Đông. Trên thực tế, ông ấy đang đề cập đến lời khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis tại cuộc Đối thoại Shangri-La năm 2017 rằng khu vực Đông Nam Á là một khu vực ưu tiên và rằng Hoa Kỳ đã cam kết [đảm bảo] ‘an ninh và thịnh vượng của khu vực’”.

“Ông Lý cũng viết: ‘Theo quan điểm của khu vực, vấn đề quan trọng nhất là các giải pháp chính trị và chiến lược của Hoa Kỳ nhằm trù liệu một sự hiện diện đáng tin cậy và mang tính xây dựng với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương.’ Ông ấy đang truyền đạt một số điểm không chắc chắn về cam kết và giải quyết.”

Ngoài Singapore, thái độ của các nước ASEAN là có sự khác biệt. Theo Asia Times, Việt Nam có cơ hội nhận được lợi ích từ sự hiện diện của Mỹ nhưng sẽ tuân thủ chính sách không liên kết.

Các nhà hoạch định chính sách Indonesia đang “nghi ngờ động cơ của Hoa Kỳ và lo lắng về những ảnh hưởng tiềm ẩn gây bất ổn từ cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”.

tàu chiến

Tàu chiến USS Mustin (DDG-89) của hải quân Hoa Kỳ, vào tháng 3/2018 đã thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại Bãi Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông (Ảnh: USN)

Brunei là một nước tranh chấp, nhưng dường như đang nghiêng về phía Trung Quốc, tương tự như Philippines dưới quyền của Tổng thống Duterte. Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar hiện giữ thế trung lập hoặc cùng phía với Trung Quốc, theo Asia Times.

Tóm lại, ông Valencia cho biết: “Sự ủng hộ của [các nước] Đông Nam Á có thể còn thấp hơn nhiều so với suy nghĩ của Hoa Kỳ”.

Carl Vinson

Tàu sân bay Carl Vinson đã tới thăm Đà Nẵng vào đầu tháng 3/2018 (Ảnh: US Navy)

Dù Mỹ có thể có viện trợ từ những nơi xa hơn, chẳng hạn Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ có thể muốn có một hành động về Biển Đông. Người đứng đầu chính sách an ninh của EU, ông Francois Rivasseau nói với The Australia Financial Review vào tuần trước rằng không loại trừ khả năng các lực lượng hải quân châu Âu sẽ tiến hành các cuộc tuần tra tự do hoạt động ở Biển Đông.

“Khu vực Nam Á rất quan trọng đối với châu Âu từ góc độ kinh tế. 50% thương mại của chúng tôi đi qua khu vực này”, ông Rivasseau nói. “Chúng tôi quan tâm đến sự ổn định trong lĩnh vực này.”

RELATED ARTICLES

Tin mới