Thursday, November 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ không kích Đại sứ quán TQ ở Belgrade: Những tình tiết...

Mỹ không kích Đại sứ quán TQ ở Belgrade: Những tình tiết bí ẩn

Vụ tấn công này đã khiến 3 người Trung Quốc bị chết là Thiệu Vân Hoàn (phóng viên Tân Hoa xã), Hứa Hạnh Hổ và Chu Dĩnh (phóng viên Quang Minh nhật báo), 20 người khác bị thương.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư bị trúng 5 quả bom có điều khiển chính xác của Mỹ.

“Trúng mục tiêu”

Đêm tháng 5-1999, thủ đô Belgrade (của Nam Tư) phập phồng trong không khí chiến tranh, dân và binh sĩ Belgrade không chợp được mắt, bởi bom, tên lửa chính xác của Mỹ và NATO bất thình lình oanh kích tới bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Lực lượng phòng không Belgrade căng như dây đàn…

Đúng nửa đêm 7-5-1999, (gần 5h sáng theo giờ Bắc Kinh), một máy bay ném bom chiến lược B-2 của Mỹ, cất cánh từ căn cứ Whiteman AFB bang Missuri tấn công vào trụ sở Tổng cục cung ứng quân nhu của Liên bang Nam Tư bằng 5 quả bom thông minh JDAM loại 2000 bảng (khoảng 900kg).

JDAM được dẫn đường bằng hệ thống định vị GPS chính xác, nên các trái bom đều đánh trúng tòa nhà mục tiêu; nhưng chớ trêu thay, tòa nhà đó là nhà làm việc của Sứ quán Trung Quốc tại quận Novi Beograd Nam Tư, còn mục tiêu thật thì nằm cách đó tới 300 mét? 5 quả bom rơi xuống phía nam của Đại sứ quán Trung Quốc gần như đồng thời.

Vụ oanh kích này đã khiến 3 người Trung Quốc bị chết là Thiệu Vân Hoàn (phóng viên Tân Hoa xã), Hứa Hạnh Hổ và Chu Dĩnh (phóng viên Quang Minh nhật báo), 20 người khác bị thương. Một làn sóng chống Mỹ lập tức nổi lên ở Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc.

Tựu trung lại là như lời Tổng thống Bill Clinton khi đó: “Chúng ta đã phạm sai lầm có tính bi kịch, đáng xấu hổ”.

Hậu quả của việc “bé cái nhầm” này làm um sùm truyền thông, ngoại giao… Ông Clinton khi đó là Tổng thống Mỹ từng viết:

“Sau khi biết tin sứ quán Trung Quốc bị ném bom nhầm, gây nên thương vong “tôi há hốc mồm kinh ngạc, cảm thấy rất bất an về sai lầm này, nên lập tức gọi điện thoại cho Giang Trạch Dân để xin lỗi. Giang Trạch Dân không bắt máy, vì vậy tôi phải nhiều lần công khai bày tỏ xin lỗi trên các phương tiện truyền thông”.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc trong suốt một tuần sau đó không hề đưa tin chính phủ Mỹ đã lập tức xin lỗi về việc ném bom nhầm vào sứ quán của nước họ. Bất chấp lời xin lỗi công khai và bằng văn bản của Clinton, báo chí và các quan chức Trung Quốc vẫn khẳng định rằng Hoa Kỳ đã cố tình tấn công đại sứ quán.

Nhiều nguồn tin quân sự Mỹ, NATO biện minh, tòa sứ quán đó xây năm 1993, chưa cập nhật vào hệ thống dữ liệu. Lại nữa có tin còn nói, vì sứ quán gần mục tiêu kho quân nhu quân đội.

Nhầm mục tiêu?

Trước hết, hãy đưa ra những lời quảng cáo của hãng sản xuất bom chính xác Mỹ: Bom GBU-JDAM (Joint Direct Attack Munition) là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom.

Bộ điều khiển quỹ đạo của bom sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) làm tăng độ chính xác cho bom, sử­ dụng được trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và có khả năng ném bom tự động.

Bom GBU-JDAM được Mỹ nghiên cứu vào những năm 1990, liên quân sử dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan.Loại bom GBU-31 JDAM có thể ném từ độ cao 6 đến 15 dặm (8 km – 24 km). Do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu nên phi công có thể thả bom từ độ cao an toàn.

Bom cũng cho phép ném từ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang lao xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom.

Sự dẫn hướng của bom được thực hiện khép kín bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và hệ dẫn quán tính 3 trục INS.

INS là bộ phận phụ dẫn, chỉ có ý nghĩa khi GPS không hoạt động, như khi GPS bị làm nhiễu. Khả năng này của JDAM cho phép bom chống lại nguy cơ làm nhiễu GPS bằng kỹ thuật cao của đối phương.

Trong khi đó bom định vị bằng tia lasel như trước đây rất dễ bị lạc nếu gần mặt Trong 2 năm,1998 và năm 1999. Hơn 450 quả được thả trong các cuộc thử nghiệm đạt độ tin cậy 90% – 95% và sai lệch là không đáng kể.

Nhưng tại sao lại ném nhầm?

Phía Mỹ khẳng định: Nguyên nhân dẫn tới sự cố khủng khiếp này được xác định là do “sai sót chết người” trong đánh dấu mục tiêu trên bản đồ”, mà “dữ liệu không chính xác”, không hoàn chỉnh, thiếu sót trong trình tự thẩm tra mục tiêu, thiếu sự phối hợp với nhân viên tình báo…

Vì rằng: Trước khi máy bay cất cánh, kế hoạch chiến đấu được lập trình sẵn được cài đặt vào bộ nhớ của bom. Dữ liệu mục tiêu này gồm cả việc đưa bom vào trạng thái chiến đấu, các số liệu về tọa độ của mục tiêu và phạm vi hoạt động của bom. Khi máy bay đến khu vục ném bom, máy chủ sẽ nhận biết, bom được phóng ra.

Việc thu tín hiệu được thực hiện bằng hệ thống máy thu GPS gắn sẵn trên bom. Trong quá trình bay GPS luôn nhận biết được tọa độ của nó ở thời điểm bất kỳ và so sánh với tọa độ mục tiêu, phân tích, truyền tín hiệu đến bộ điều khiển bay.

Bộ điều khiển bay chấp hành, thay đổi cánh lái, dẫn bom đến mục tiêu…Nhưng dữ liệu bản đồ bị sai, lạc hậu so với thực tế…nên bom tấn công nhầm mục tiêu!

Sau này, Giám đốc CIA George Tenet điều trần trước một ủy ban quốc hội rằng đây là vụ hành động duy nhất trong chiến dịch do cơ quan ông tổ chức và chỉ đạo, và rằng CIA xác định tọa độ sai của một mục tiêu quân sự Nam Tư trên cùng phố đó.

Các nói này không thuyết phục được các chuyên gia quân sự.

Nghiên cứu, vụ đánh bom của Đài phát thanh và Truyền hình Serbia ngay trước đó, ngày 23 tháng 4 năm 1999 được thực hiện bởi tên lửa hành trình Tomahawk.

Với lý do là Vụ đánh bom của Đài phát thanh và Truyền hình Serbia ngày 23 tháng 4 năm 1999 được thực hiện bởi tên lửa hành trình Tomahawk với lý do là đài truyền hình được cho là mục tiêu chính đáng cho vụ đánh bom.

Nguyên nhâ được cho là vai trò quá nguy hiểm của nó trong “chiến dịch tuyên truyền của Belgrade” ra toàn thế giới lên án Mỹ-NATO. Kết cụccác cơ quan quan trọng của đài truyền hình Belgrade… tan xác pháo.

Cũng dữ liệu Quân đội Mỹ mà ra, cũng bản đồ số hóa Mỹ nạp vào bộ nhớ vũ khí, sao không nhầm, sao không lạc hậu…?

Giả thuyết nào?

Sau vụ “ném bom nhầm” này chưa lâu, có ý kiến cho rằng đây là sự chủ đích cố ý của Mỹ, như một “hành động chặt đầu” Tổng thống Nam Tư Milosevic, vì nghi ông ta đang có mặt tại đây. Tuy nhiên, đại sứ Trung Quốc Phan Chiến Lâm bác bỏ giả thuyết này.

Lại có ý kiến cho rằng Nam Tư đã xây dựng ở đây một trạm tiếp sóng tín hiệu radar và trạm nghe trộm tín hiệu vô tuyến.

Bằng chứng rằng cuộc tấn công vào Đại sứ quán Trung Quốc là kết quả không phải là sai lầm, mà là một hoạt động của NATO được lên kế hoạch cẩn thận. Trang Kommersant.ru (Nga) đưa tin như vậy.

Còn trang Advertisement đưa tin, các nguồn tin quân sự và tình báo cấp cao ở châu Âu và Mỹ, đại sứ quán Trung Quốc “đã bị loại khỏi danh sách mục tiêu bị cấm” sau khi tình báo điện tử (Elint) của NATO phát hiện, từ đây có máy phát gửi tín hiệu quân đội tới lực lượng của Milosevic.

Câu chuyện được xác nhận chi tiết bởi ba nhân viên NATO nữa, một người điều khiển máy bay hoạt động ở Naples, một viên chức tình báo giám sát lưu lượng radio Nam Tư từ Macedonia và một viên chức cao cấp ở Brussels.

Tất cả họ đều xác nhận rằng, vào tháng Tư rằng đại sứ quán Trung Quốc đóng vai trò là một trạm ‘tái phát’ (chuyển tiếp) cho Quân đội Nam Tư sau khi các máy bay phản lực liên quân đã gây nhiễu điện tử âm tần, làm tịt ngóm các máy phát riêng của Tổng thống Milosevic.

Người Trung Quốc cũng bị nghi ngờ theo dõi các cuộc tấn công tên lửa hành trình trên Belgrade, nhằm mục đích phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả chống lại các tên lửa của Mỹ.

Một viên chức tình báo, người ở Macedonia trong vụ đánh bom, nói: ‘Nato đã săn các máy phát vô tuyến ở Belgrade. Khi dinh thự của Tổng thống [Milosevic] bị ném bom vào ngày 23 tháng 4, các tín hiệu biến mất trong 24 giờ.

Khi chúng lên dò sóng một lần nữa, chúng tôi phát hiện ra sóng phát ra từ đại sứ quán. Cơ quan điều phái NATO cho biết: “Đại sứ quán Trung Quốc có một trạm phát dữ liệu điện tử, mà NATO đặt và xác định chính xác”.

Theo phân tích của các sĩ quan phòng không của một quốc gia nhiều kinh nghiệm đánh máy bay Mỹ: Máy bay ném bom chiến lược B-2 đắt tiền, cất công cất cánh từ căn cứ Whiteman bang Missuri đã làm cuộc “hành binh viễn chinh” tới tận Nam Tư, chả nhẽ chỉ để tấn công vào trụ sở Tổng cục cung ứng quân nhu của quân đội Liên bang Nam Tư thôi hay sao?

Trong khi đó, hệ thống sân bay, các bệ phóng tên lửa, kho tàng vũ khí… và “Bộ máy chính trị của Nam Tư” chưa triệt bị hạ hết. Có ai tin?

***

Gần hai mươi năm đã trôi qua, những dấu hỏi về sự nhầm lẫn chết người này được vẫn được mổ sẻ. Nhưng người ta không biết rằng, các tình báo viên quân sự, chuyên về thu thập tình báo công nghệ-vũ khí vẫn làm việc không mệt mỏi. Mà bậc thày là người Trung Quốc.

Thì ra bây giờ thì Trung Quốc đã có thành công rất xa về công nghệ “tàng hình” – công nghệ Stealth cho máy bay chiến đấu, khiến người ta càng thấy những dữ liệu sau đây cứ hiện rõ ra, có lý…!

Thậm chí có nguồn tin cho rằng: Đây là hành động cố ý của Mỹ nhằm phá hủy những mảnh xác của chiếc máy bay tàng hình F-117 bị bắn hạ hơn 1 tháng trước đó đã được Nam Tư trao cho Trung Quốc nghiên cứu, khi đó “những mảnh vụn quý giá ” này đang được cất giấu tại một căn hầm ngầm trong tòa sứ quán.

Bằng chứng là: Đô đốc Davor Domazet-Loso, người đứng đầu Quân đội của Croatia trong cuộc chiến Kosovo, nói:

“Vào thời điểm đó, các báo cáo tình báo của chúng tôi nói rằng Các “nhân viên” người Trung Quốc tỏa đi khắp khu vực nơi chiếc F-117 tan rã, mua các bộ phận của máy bay từ nông dân địa phương.

Chúng tôi tin rằng người Trung Quốc đã sử dụng những tài liệu đó để có được một cái nhìn sâu sắc về các công nghệ bí mật khác nhau, trong đó có Stealth, và vật liệu hàng không, nhẳm để chống đỡ chúng.

Một quan chức quân sự cấp cao của Serbia xác nhận rằng các mảnh vỡ của đống đổ nát chiếc F-117 duy nhất của Mỹ bị bắn hạ, đã được các nhà sưu tập lưu niệm lấy đi, và một số khác đã có trong tay “quân đội nước ngoài “.

Theo người cung cấp thông tin này, hệ thống định vị, các mảnh thân máy bay với lớp phủ tàng hình, và các vòi phun nhiệt độ cao của động cơ F-117 được giấu biệt vào tầng hầm của đại sứ quán Trung Quốc.

Thật không may, có một mảng linh kiện phát tín hiệu định vị bên trong cơ cấu INU (được cấp nguồn bằng pin riêng), người Trung Quốc chưa kịp vô hiệu hóa nó. Nó vẫn phát “tít… tít” liên tục lên không trung, nên quân đội Mỹ đã định vị ngay vị trí của các mảnh F-117 “ở đâu”.

Điều này trùng với việc không quân Hoa Kỳ tấn công Đại sứ quán với một quả bom dẫn đường bằng laser, thâm nhập sâu vào tầng hầm của sứ quán, nơi chứa mảnh vỡ F-117, nhưng tiếc là nó không nổ!

Dường như sau đó, các mảnh vỡ đã về đến Trung Quốc bên trong chiếc máy bay đặc biệt Bắc Kinh cử sang, cùng chở theo về những người sống sót.

Kết luận

Hai mươi tám nghìn (28.000) quả bom và các loại đạn dược khác đã phát nổ giết bao sinh mạng, tài sản của người dân Nam Tư , một quốc gia có kích thước chỉ bằng bang Ohio của Mỹ.

William Cohen, lúc đó là thư ký quốc phòng, Lực lượng Đồng minh nói, cuộc chiến này “ứng dụng chính xác nhất của vũ khí không quân trong lịch sử.” Trong kế hoạch của mình về chiến dịch, NATO nhấn mạnh rằng các mục tiêu được “lựa chọn cẩn thận” và “nỗ lực lớn đã được thực hiện để giảm thiểu tác động của tiến công đường không lên dân số người Serbi.”

Tóm lại: Mỹ ném bom nhầm vào sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư là hoang đường.

RELATED ARTICLES

Tin mới